Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn ăn gì ở đâu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ăn gì ở đâu. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhớ bát cháo canh Ba Đồn

Sợi cháo làm từ bột gạo nấu với cá biển có hương vị thơm ngọt, mặn mòi của biển khơi.
Một người bạn ở Quảng Trạch rủ chúng tôi về chơi, mỗi bận ghé thăm vùng đất có Đèo Ngang là mỗi lần lạ lẫm với món cháo canh Ba Đồn. Từ mấy trăm năm trước, món cháo có cả một câu chuyện truyền khẩu nhớ thương lứa đôi.
Bát cháo của mối tình bên sông
Chuyện kể rằng, một bữa mùa đông, khi đàng Trong đàng Ngoài còn phân tranh, dòng sông Gianh là giới tuyến. Một người lính canh đồn bên mô đất sông Gianh của nhà Trịnh đã ngã lòng với một người con gái phía bờ Nam nhà Nguyễn. Người con gái vốn con nhà của một thuyền ngư dân đánh bắt trên biển, tuy là chia giới tuyến, nhưng buôn bán hoặc đánh bắt vẫn cứ giao thoa nhau. Phía Nam sông Gianh có món cháo canh vẫn thường đưa về bán cho các đồn ở bờ Bắc. Lính lệ vừa ăn vừa thổi trên những chiếc thuyền nhỏ ven trảng cát, phải ăn vội vàng vì sợ quan cai phát hiện mua đồ phía nam, sợ lệnh trên phạt nặng vì lơ là canh phòng.

Nhưng “sương khói” của bát cháo cứ quấn lấy lòng người phía bắc, rồi một lính canh đã phải lòng người con gái bán cháo canh rày đây mai đó trên sông. Và rồi họ cũng ở với nhau, nhưng khi biết chuyện, họ lại bị cấm thuỷ chung, người đàng Trong không được cưới người đàng Ngoài. Khóc hết nước mắt, đôi trai gái ở miền thảo dã biên thuỳ chỉ xin cùng ở lại phía Bắc một đêm. Cũng vì nghĩa tình, cai lính đã cho phép cô gái thả neo phía ngoài đồn, đêm đó thuyền nổi lửa to hơn thường lệ. Thì ra cô gái nấu một nồi cháo thật lớn để đãi cả đồn lính canh. Món cháo cô thường nấu là cá từ sông Gianh đánh bắt được, nhưng hôm đó, cô suy nghĩ thoáng qua, nấu cháo cá của dòng sông này, lỡ ai hỏi bắt cá phía nào cũng…khó nói. Vậy nên cô đã mua cá biển của ngư dân đánh bắt từ phía biển để nấu cháo buổi chia ly.
Bữa sáng, chị dọn những bát cháo trên mẹt lá, mời những người lính phía đồn của chúa Trịnh bên mô đất sông Gianh. Họ xì xụp ăn, cái vị lạ, nồng thơm mùi biển, có người hỏi, sao không thấy cá sông Gianh; có người hỏi, cá biển bắt đàng Trong hay Ngoài? Người con gái vô danh ấy nói: “Cá ở biển thì làm sao phân biệt được đâu là Trong là Ngoài được. Cá đều của biển quê cha đất tổ. Mời các thầy đội cùng ăn”. Không ngờ câu nói đó, những người lính quý thương tấm lòng, đã xin cho người con gái phía đàng Trong làm dâu người lính canh phải lòng, nhưng chỉ với một điều kiện, anh phải giải ngũ. Từ đó, họ về phía sau, mở món cháo canh bán cho những người đi chợ tụ hội về Ba Đồn.

Cháo canh của người… du mục
Thật ra cháo canh Ba Đồn của ngày xưa vẫn không khác ngày nay là mấy. Đó là món ăn rất dân dã, không hề cầu kỳ, chỉ khác xưa không nêm nếm bột ngọt mà bằng ruốc biển. Mấy trăm năm món cháo tồn tại xứ Ba Đồn đều nấu từ con cá biển như cá nục, cá trích, cá ngừ, cá thu, cá ngứa, cá chim...đều ngon ngọt đậm đà. Nước dùng được hầm từ xương cá, cá luộc rồi vẽ thịt cho vào bát. Sợi cháo làm từ bột gạo, dùng ống tre dằn đều, cắt sợi cho vào nồi nước dùng đang sôi, chín tới, bỏ hành tiêu, nén múc ra bát; khói lên thơm, vị cháo canh ngọt đáo để. Kiểu nấu này ngày nay miệt Nam, Nam Trung bộ gọi là bánh canh.
Ba Đồn xưa là vùng chinh chiến liên miên của mấy trăm năm phân tranh, nên món này còn được truyền như bát cháo canh du mục. Cháo canh Ba Đồn bán từ sớm ở góc chợ bò, chợ phiên, thu hút thực khách khắp vùng hoặc cho những ai đi Bắc vào Nam đều ghé lại thưởng thức. Vậy, mà tính “du mục” của nó như không mất đi. Dù đã sang thế kỷ 21, nhưng chốn ngồi ăn bát cháo ở Ba Đồn vẫn y như chỗ ngồi của trăm năm trước. Bàn ăn đơn giản, băng ghế dài làm thượt, người địa phương gọi là đòn bào, ghế dài có khi cả hai mét, cứ vài ba người tụ lại, không quen biết nhau ngồi một băng, cứ ngồi vào là người bán bưng ra. Ăn bát cháo gốc gác vùng đất này mới biết người bản địa tài hoa lịm hồn trong cách dùng các loại cá biển nấu cháo, nó không gây tanh mà thơm ngon lạ thường bởi cách hấp cá...
Ngày nay, những ngư dân ven biển Quảng Trạch không chỉ đánh bắt vùng lộng mà còn đóng thuyền lớn đánh cá ở Hoàng Sa, người Ba Đồn lại có thêm phong vị món cháo cá biển Hoàng Sa. Anh bạn tôi vẫn thường mua cá đánh bắt từ những thuyền đi Hoàng Sa về đãi khách. Bưng bát cháo lên giữa chộn rộn cuộc sống hôm nay, vẫn nhớ vô cùng bao sức lực tiều ngư sớm hôm chống chọi bất trắc để đưa về phía bờ hương vị biển cả quê nhà.
Theo: hn.24h.com.vn

Ra cù lao ăn cháo cá me

Ấy vậy mà những tay sành ăn, sành nhậu ở thành phố Đông Hà hay xa hơn tận biên giới Lao Bảo mỗi lần về cù lao cũng lùng cho được mớ cá để nấu bát cháo húp sau bữa rượu ven sông. Con cá bé, trắng tinh, dân cù lao gọi là cá me, dân miền trong gọi là cá de. Đó là con cá trích lầm loại nhỏ.
Trời vào hè là mùa của cá me. Loài cá nước mặn vượt cửa biển chạy vào sông nước lợ bởi những ánh đèn nhử trên sông. Cù lao Bắc Phước bao bọc là sông nước lợ nên muốn ăn cháo loài cá này thì về làng Dương. Làng Dương vốn có nghề đan lát và chài lưới. Ăn cháo cá mà nhớ người. Người làng Dương chân nhỏ mà tay thì to. Ai đến đây cũng ngạc nhiên vì trăm người như một. Hỏi ra mới biết từ ông tổ của làng làm nghề sông nước, con cháu ông cứ nối cái nghiệp này từ đời này sang đời khác. Họ bơi ghe, chèo thuyền nhiều hơn đi bộ nên những cánh tay vạm vỡ đầy cơ bắp còn đôi chân thì nhỏ hơn người làng khác.
Mỗi lần về làng Dương rủ thêm thằng Phiên, thằng Việt hay Quách Long ngồi ở mép sông lai rai đôi chai hay mượn con đò nào đó cắm gần bờ, nhảy lên đó mà ngồi ngắm trăng, ngắm nước thì thật tuyệt. Bên cạnh những tiệc rượu như thế là những chiếc rớ sáng đèn. Vào những tháng chớm rét, đánh bắt cá này khó, để có mớ cá me thì phải tìm dò bằng được ông chủ rớ dặn trước, đặt cọc tiền trước không thôi người khác giành mất.


Một ông bạn người thổ địa sẽ lo việc cháo cá để phục vụ sau bữa chè chén. Dường như cá me, chính bàn tay của người làng này nấu mới đúng điệu của nó: gạo được nấu nhừ sôi ở bếp thật lâu, chực chờ ông chủ rớ cất lên, chèo thuyền ra gom, bỏ vào rá lượm sạch rác, rửa thêm vài nước cho sạch thì đổ cá lên, chờ sôi lại, thêm gia vị là có nồi cháo ngon. Cách nấu nghe qua giản đơn nhưng chính cách cho muối, ớt, hành, nén mới tạo nên sự khác biệt. Và trong nồi cháo đó mới hay rằng dân Quảng Trị ăn cay thuộc tốp nhất nước.
Cháo cá me ăn đang còn nóng thì ngon, để nguội sẽ tanh và mất hết hương vị. Cháo ngon là ở con cá tươi. Đó phải chăng là bí quyết của nồi cháo ngon? Cù lao cách thành phố chưa đầy mười cây số theo đường chim bay. Nếu từ cầu Đông Hà theo đường thuỷ sẽ mất gần giờ đồng hồ, còn đi xe máy khoảng 30 phút. Bởi vậy, ở chợ Đông Hà cũng có bán cá me nhưng mua về nấu cháo sẽ thua xa nồi cháo ở đất cù lao.
Cuối tuần thư giãn bằng cách phóng xe máy về cù lao thưởng ngoạn sông nước, tối đến lai rai ly đế của làng và ăn cháo cá me thì còn gì bằng. Làng gần biển Cửa Việt, những dư vị của biển theo ngọn thuỷ triều cứ tràn lên như hơi rượu cay xông lên mũi. Và trong chếnh choáng hơi men trước dòng sông Thạch Hãn, những con thuyền chài lừ đừ đi bắt cá, ta như gặp những hình ảnh của 400 năm trước khi đoàn tuỳ tùng của Nguyễn Hoàng từ Cửa Việt, đi lên rồi cát cứ ở một doi đất bên sông Thạch Hãn – Ái Tử để mở cõi.
Chắc có lẽ bát cháo cá me thơm ngon, cay nồng mang hơi hướng của đất trời và con người xứ gió Lào cát trắng cũng được dâng lên chúa từ đó?
Theo: hn.24h.com.vn

Bún nhâm thanh đạm Hà Tiên

Ở một xứ biển giàu hải sản, lại có đến mấy nền văn hoá pha trộn, Hà Tiên có những món bún riêng của mình và tên món chỉ là một từ phiên âm, khó tìm được ý nghĩa tiếng Việt chứa trong lớp vỏ ngữ âm đó. Đúng là Hà Tiên không chỉ mến yêu như nhạc sĩ Lê Dinh từng ca ngợi mà còn “mến ăn” nữa.
Cuối tuần trước, có một dịp may, tôi được ăn món bún nhâm và món bún kèn không phải tận Hà Tiên, mà là người Hà Tiên nấu ở khu dân cư Bình Hưng, quận Bình Chánh.
Nấu ở Sài Gòn thì khó có được cái thần của Hà Tiên bên bờ biển Tây giàu hải sản tươi nguyên. Nhưng những người nấu có sự “gặp thời thế thế thời phải thế” của họ. Dì Tám đứng bếp hôm đó đã làm hai món bún ăn thực sướng. Đúng như Đại Nam Nhất Thống Chí ca ngợi phụ nữ Hà Tiên: “nữ công tinh xảo […]”


Trước hết là món bún nhâm, một món bún khô ăn thanh đạm lại cân bằng dinh dưỡng muốn chết. Dì Tám chỉ dặn, mua cơm dừa nạo về phải xay lại bằng máy xay sinh tố, sau đó ngâm nước ấm, thì vắt mới ra hết nước. Tôi lại nghĩ nếu có cái máy ép càphê espresso thì chắc là ra bằng hết.
Bún nhâm chỉ cần rau ghém gồm xàlách, tía tô, rau thơm, giá, nước cốt dừa, thịt tôm chà bông ăn với nước mắm pha. Sài Gòn không có bún bắt thành từng con giống người Khmer ở dưới Hà Tiên, nên tô bún không hoa văn, kém ngon mắt. Bữa đó dì Tám đã mua bún mang thương hiệu bún Thủ Đức. Pha nước mắm mặn vừa để hãm cái béo của nước cốt dừa chính là bí quyết trong món ăn mộc mạc này. Khi ăn, đến lượt món giá sống giòn tạo nên một thứ nhạc điệu nghe vui vui tai. Vị đạm ngọt của tôm, giá, chất xơ của rau, chất béo của nước cốt dừa tươi, vị mặn của mắm pha ớt tỏi… cả một bảng tổng hoà.
Sang đến món bún nước kèn. Kèn chắc là tiếng Khmer. Trong cuốn Danh thắng miền Nam, Sơn Nam tả món kèn ăn với cơm gồm: “Lá nhàu tươi xắt nhỏ, cá lóc, nghệ, nước dừa nấu chung có hương vị ngọt và hơi đắng (lá nhàu) […]” Có người giải thích món ăn có nước cốt dừa là kèn. Thật khó xác định. Nhưng ta dễ thấy một mẫu số chung trong các món ăn của những dân tộc láng giềng là thứ gia vị màu vàng từ nghệ trong món kèn Sơn Nam kể, kroeung của người Khmer cũng na ná càri của người Thái, để tạo một mùi riêng. Vị chính của món bún kèn do dì Tám nấu là bột càri. Dì chỉ lấy bột, bỏ toàn bộ lá.
Nước dùng bún nước kèn gồm tôm đất lột xắt nhỏ, sả tươi bằm. Phải là sả tươi mới nhổ đem bán ở chợ sớm, sả vào tủ lạnh rồi coi như hỏng, vì tủ lạnh hiện đại sẽ khử mùi làm sả thành “thái giám”. Sau đó đem sả băm trộn với tôm và bột cà ri tao cho chín, thêm hành lá, bột ngọt, đường – đặc thù của dân miền Tây là hảo ngọt – nhưng mấy ai không hảo ngọt nhỉ! Đến khi đã dậy mùi, lửa riu lại và nước cốt dừa pha nước ấm đổ vào. Một màu vàng thích mắt, lại cũng hạp với tỳ – thổ. Dì Tám cẩn thận nêm nếm và mời mọi người cùng nếm. Một chút dân chủ đó cũng làm bữa ăn thêm đầm ấm. Bún nước kèn cũng dùng với nhiều rau. Có nước mắm nguyên để gia giảm tuỳ theo khẩu vị từng người.
Những món ăn không cầu kỳ, phải đủ hấp dẫn mới tồn tại lâu đến vậy, lại được ca ngợi không tiếc lời. Phải chăng tinh thần tối giản là đỉnh cao của mọi thứ nghệ thuật?
Theo: hn.24h.com.vn

Trổ tài làm xôi xéo Hà Nội

Xôi xéo là một món ngon đặc trưng của người Hà Nội, là tổng thể của nhiều màu sắc: vàng sậm của hành phi, vàng hanh của nếp, vàng nhạt của đậu xanh nắm; hòa quyện cùng màu xanh tươi mát mắt của lá gói xôi; mở ra chao ôi là thơm mùi hành, mùi mỡ…

 

Xôi xéo cũng là một món ngon dễ ăn, nhất là vào tiết thời mát mẻ, dễ chịu… Làm xôi xéo không khó, nhưng nhiều công đoạn, và không bõ công.
Xôi xéo không cần ăn với giò, chả, thịt cũng đã ngon bởi mùi thơm ngậy của xôi, của đỗ, của mỡ, của hành; nhưng nếu muốn tăng độ "đạm" thì chúng ta có thể kết hợp với nhiều loại thịt : thịt gà xé ; thịt kho tàu; pate nóng; ruốc chà bông…
Nguyên liệu (cho 5-6 người ăn):
- 1kg nếp cái hoa vàng
- 1 nhánh nghệ tươi
- 200gr hành khô (hoặc hành tím)
- 1 bát cơm mỡ nước (nếu có mỡ gà càng tốt)
- 3 lạng đỗ hạt đã tách vỏ xanh
Cách làm :
• Chuẩn bị làm xôi :
- Nghệ tươi giã dập, pha với nước sao cho có màu hanh vàng
- Gạo nếp nhặt sạch trấu, sạn ngâm với nước nghệ đã pha; để qua đêm (hoặc ngâm ít nhất 8 tiếng).
- Vớt gạo, để cho thật ráo. Xóc gạo với 1 thìa cà phê muối cho thật đều để chuẩn bị đem đồ xôi.
- Bắc chõ lên bếp, bên dưới nồi hấp, để nước tương đối nhiều, để tạo nhiều hơi nước cho xôi mẩy hạt và dẻo lâu. Chú ý : khi nước sôi, mới bắt đầu đổ gạo vào chõ.
- Khi gạo chín khoảng 80%, lấy đũa cả đảo đều xôi ; nếu thấy hạt gạo vẫn còn hơi rời rời, thì vẩy thêm khoảng nửa bát cơm nước; đảo đều và đậy vào cho đến khi hạt gạo chín hẳn. Hạt xôi dẻo dính vào nhau, bóng mượt là được.
- Khi gạo chín, lấy 1 thìa canh mỡ rưới đều vào gạo, đánh đều chõ.
• Đậu xanh sau khi ngâm 3 tiếng cho nở, rửa lại nước sạch cho khỏi chua, đồ chín đỗ bằng chõ trong vòng 20-25 phút. Khi đỗ chín, mau chóng bỏ ra cối, giã mịn và nắm thành từng nắm tròn to bằng nắm tay người lớn. Để qua một bên.
• Hành khô bóc vỏ lụa, thái khoanh ngang; phơi 1 nắng cho héo bớt nước; dùng mỡ nước phi hành đến khi hành bắt đầu chuyển qua màu vàng nâu nhạt thì tắt bếp; do mỡ rất nóng nên hành sẽ tiếp tục vàng thêm 1 chút nữa; vớt hành ra đĩa, để ráo mỡ, sẽ thấy hành bắt đầu giòn và thơm.
Cách trình bày :
- Xôi  còn nóng xới ra bát hoặc đĩa; cầm nắm đỗ cắt vát xéo nắm đỗ thành từng lát mỏng, sao cho đỗ thành từng lớp, mảng to, không rời nhau. Rưới 1 thìa súp mỡ đã đem phi hành lên trên xôi và cuối cùng rắc hành phi lên trên cùng.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

mực xào ngô non

Nguyên liệu:

Hướng dẫn:

1. Sơ chế nguyên liệu
Mực bỏ ruột, bóc bỏ màng, rửa cho sạch rồi dùng dao sắc khía nhẹ trên mặt mực để tạo thành hình quả trám. Sau đó cắt mực thành các miếng vừa ăn dài khoảng 2 đốt ngón tay. Ướp mực với hành tỏi băm nhỏ, tiêu, sa tế và nước mắm
Ớt sừng rửa sạch, 1/2 cắt quả trám, 1/2 băm nhỏ. Ớt hiểm đập dập. Hành lá cắt khúc dài bằng miếng mực
Ngô non cắt xéo, cho vào trần qua với nước sôi, vớt ra ngay để ráo.
Pha hỗn hợp gia vị làm món mực xào gồm 1 thìa đường, 1 thìa tương ớt, 1 thìa nước mắm.

2. Nấu món mực xào
Cho chảo lên bếp, đun nóng rồi cho dầu ăn vào, láng đều một lớp trên mặt chảo sau đó cho gừng và hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Cho mực vào xào săn rồi xúc ra đĩa.
Tiếp tục cho ngô non và cà rốt vào xào chung cho tới khi chín thì đổ mực vào. Cho hỗn hợp gia vị xào chuẩn bị ở trên vào đảo đều sau đó cho ớt sừng băm, và ớt hiểm, hành lá vào rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Rắc thêm một ít hạt tiêu cho thơm rồi xúc ra đĩa, bày thêm rau mùi lên trên cho đẹp mắt