Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon mỗi ngày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon mỗi ngày. Hiển thị tất cả bài đăng

Canh hạt dẻ củ sen nấu sườn

Vị ngon ngọt và hấp dẫn của món canh khiến cả nhà đều thích thú.

1. Nguyên liệu:
- Sườn lợn: 400 gr
- Hạt dẻ to: 200 gr
- Củ sen: 1 củ (150 gr)
- Cà rốt: 1/2 củ
- Hành hoa, hành khô, rau mùi, hạt tiêu, hạt nêm, gia vị, mắm.



2. Cách làm:
Sườn mua về rửa sạch, chặt thành những miếng vừa ăn. Đun sôi một nổi nước, cho sườn vào chần qua. Sau gạn bỏ nước, rửa lại sườn với nước vài lần cho sạch. Ướp sườn với một chút hạt nêm, hạt tiêu, gia vị.

Củ sen rửa sạch, nạo bỏ vỏ, cắt thành từng miếng dày cỡ 1-2cm. Ngâm củ sen vào bát nước có pha muối cho khỏi thâm.

Hạt dẻ luộc sơ qua, dùng dao tách bỏ vỏ hạt, lấy nhân.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ rồi đem phi thơm. Cho sườn và củ sen thêm chút nước mắm vào xào cho đến khi sườn săn lại.

Đổ lượng nước vừa ăn vào nồi sườn, đun đến khi sôi thì hạ lửa. Ninh sườn trong vòng 30 phút rồi cho tiếp cà rốt đã được nạo bỏ vỏ, cắt miếng dày cỡ 1 – 2 cm và hạt dẻ vào ninh cùng.

Khi cà rốt chín tới thì nêm thêm ít gia vị cho vừa miệng. Đồng thời cũng thả luôn hành hoa và rau mùi thái nhỏ vào, dùng đũa nhẹ nhàng quấy đều rồi tắt bếp. Cho canh hạt dẻ củ sen nấu sườn ra bát rồi thưởng thức nhé!

Chúc các bạn ngon miệng!
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Hướng dẫn làm món cá linh kho tiêu

Món cá linh kho tiêu vương vấn mãi bởi thịt tươi cùng mùi vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.

1. Nguyên liệu:
- 300 g cá linh
- Nước màu
- Đường, muối, hành tím, tiêu, ớt
- Vài nhánh hành lá
- Nước mắm ngon



2. Cách làm:
Cá linh tươi mang về moi ruột, làm sạch, để vào rổ thưa cho ráo nước.

Ướp cá với tỏi, hành tím, ớt, đường, tiêu, chút muối khoảng 10-15 phút.

Sau đó cho cá vào nồi đất, thêm ít nước lã, nước mắm, màu.

Trước khi kho, cho nước mắm vào nồi kho chung với cá, giữ lửa liu riu độ 15-20 phút để nồi cá sắc màu lại. Cho ít hành và ớt, tiêu lên trên để có mùi thơm và chút cay nhẹ.

Khi cá sánh lại, nhắc xuống bếp, dùng nóng với cơm và rau muống chua ngọt rất ngon.
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Làm món cơm chiên thập cẩm chay

Không những cung cấp đầy đủ đạm, năng lượng và vitamin, cơm chiên chay phong vị Nhật còn là cách làm mới cho thực đơn hàng ngày.

1. Nguyên liệu:
- 200gr cơm trắng
- 35gr bắp Mỹ
- 25gr đậu Hà Lan
- 20gr cà rốt
- 15gr kanpyo (bí khô)
- 15gr nấm đông cô khô
- 10ml dầu ăn
- 10ml nước tương
- 1/4 muỗng muối
- 1 ít lá rong biển khô cắt sợi.



2. Cách làm:
Cắt hạt lựu kanpyo, nấm đông cô, cà rốt.

Trụng cà rốt sơ cho mềm

Bắt chảo lên bếp, chờ nóng rồi cho dầu ăn vào.

Cho kanpyo vào xào sơ, sau đó cho cà rốt, đậu hà lan, bắp Mỹ, nấm vào xào chung.

Cho cơm vào xào cho tơi ra.

Thêm vào 1/4 muỗng muối, 10ml nước tương, ít bột ngọt. Tiếp tục xào cho rau củ thấm đều gia vị.

Khi cơm chiên tơi và các loại gia vị chín tới, cho ra đĩa. Trang trí với lá rong biển cắt sợi và ngò tây.
Tag:lien hiep thanh công ty sản xuất phim quảng cáo rem cua giay dan tuong rem tu dong

Hướng dẫn làm món chả tôm dừa

Món chả tôm dừa vừa ngon vừa lạ, ăn cực kỳ trôi cơm.

1. Nguyên liệu:
- Giò sống: 100 g
- Tôm xay: 150 g
- Tôm: 10 con
- Lá dứa: 10 lá (rửa sạch)
- Dừa nạo: 0.5 g
- Gia vị: dầu ăn, bột nêm, tương ớt.



2. Cách làm:
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu đuôi.

Trộn giò sống với tôm xay cùng dừa nạo. Nêm 1 thìa bột nêm rồi trộn đều.

Bọc hỗn hợp giò sống cùng tôm xay vào mình tôm. Lần lượt làm như vậy đến hết phần nguyên liệu.

Dùng lá dứa cuốn tròn lại. Dùng tăm xiên qua mình tôm để giữ chặt. Làm như vậy đến hết phần nguyên liệu.

Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào đợi sôi rồi thả từng viên chả tôm vào rán.

Rán vàng hai mặt.

Khi chả tôm dừa chín, cho ra giấy thấm dầu rồi xếp lên đĩa dùng nóng chấm với tương ớt.

Chúc các bạn ngon miệng!
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Cách làm kim chi dưa chuột

Cách làm kim chi dưa chuột. Kim chi dưa chuột bây giờ không còn là món ăn độc quyền của Hàn Quốc mà Kim chi được mọi người khắp nơi ưa chuộng. Kim chi cũng không nhất thiết làm bằng nguyên liệu củ cải. Bạn hãy thử làm Kim chi dưa chuột mát nhé!
Kim chi dưa chuột
Nguyên liệu: - 2 quả dưa chuột.- 3 thìa nhỏ muối.- 1 củ cà rốt.- Hành lá.
- Ớt bột Hàn Quốc ( có thể tìm mua ở các siêu thị ).
- Gừng tươi và tỏi băm nhỏ, 1 thìa nước mắm, 1 thìa mật ong, 1 thìa dầu mè.
- Nửa quả chanh tươi.

Cách làm: - Dưa chuột và cà rốt gọt vỏ, thái miếng dày bằng 1/3 đốt ngón tay.- Hành lá: thái khúc dài bằng một đốt tay, lấy cả phần gốc màu trắng.- Cho dưa chuột và cà rốt vào bát to rồi thêm 3 thìa nhỏ muối vào trộn đều. Để thoáng bát nguyên liệu trong khoảng 10 phút.- Đeo bao tay và bóp nhẹ dưa chuột, cà rốt để loại bỏ nước. Cho hỗn hợp vào bát và thêm tỏi, gừng băm nhỏ, bột ớt đỏ, một thìa nước mắm, nửa quả chanh, dầu mè, mật ong và hành lá rồi trộn đều.
- Nếm lại kim chi để điều chỉnh hợp với khẩu vị của bạn. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm bột ớt. Dùng nilon bọc kín miệng bát kim chi và để vào tủ lạnh (ngăn làm mát) khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi ăn.

Thịt ba rọi nướng kiểu Thái

Mùi thơm quyến rũ, màu váng óng cháy sém cạnh… của món thịt nướng quyện với hương thơm của gạo mới trong ngày mưa se lạnh… thật ấn tượng.
Nguyên liệu:
200g thịt ba rọi, một muỗng cà phê sa tế, hạt nêm, nước mắm, đường, tỏi, hành tím, hành lá, ngò rí.

Cách làm:
 
- Thịt rửa sạch bằng nước lạnh, rửa qua với chút rượu trắng cho thơm, để ráo, xắt lát mỏng vừa ăn.
- Hành tím, hành lá, tỏi, ngò rí bỏ vào máy xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, vắt lấy nước.
- Ướp thịt với nước cốt hành tỏi, chút mắm, hạt nêm, đường, sa tế. Để khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
- Cho thịt lên vỉ, nướng trên lửa vừa, trở đều tay, thỉnh thoảng quét thêm nước ướp thịt còn lại cho thịt không bị khô. Khi thịt ngả màu vàng, dậy mùi thơm là được. Xếp thịt ra đĩa, trang trí. Dùng nóng với cơm trắng.
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Tương đậu: Món ăn quốc hồn quốc túy

Với nhiều quốc gia, tương được xem là món ăn quốc hồn quốc túy.
Tuy vậy, mỗi vùng, thậm chí mỗi nhà, tương đều mang hương vị riêng biệt… khiến người ta luyến nhớ. Đó có thể là tương làng Bần ngon nhất đất Việt, tương đậu nành – Hàn Quốc, tương Miso – Nhật Bản đang dần chinh phục ẩm thực thế giới.

Súp tương đậu lên men (Hàn Quốc): Ấm nồng ngày giá lạnh

Thong thả tận hưởng thố súp tương đậu lên men – Doenjang Jjigae nóng hôi hổi là hình ảnh mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở khắp nơi trên đất nước giá lạnh Hàn Quốc. Từ xa xưa món súp tương đậu thơm sánh dùng kèm cơm đã trở thành món ăn yêu thích của người Hàn. Doenjang Jjigae khá giản đơn với vài lát đậu phụ kết hợp rau củ, hải sản và tuyệt nhiên không thể thiếu vài thìa tương đậu nành lên men – loại tương đậu đặc biệt được làm từ phương thức bí truyền nơi đây.

Nguyên liệu:
Tôm sú: 150g
Mực: 150g
Nghêu: 10 con
5 con sò lụa, 1 quả bí ngòi, 1 củ khoai tây, 1 củ hành tây, 1 miếng đậu hũ trắng, 2 thìa súp tương đậu lên men, ½ thìa súp ớt bột, 2 thìa cà phê tỏi xay, 2 thìa cà phê bột bò (bột nêm Hàn Quốc), 1/3 thìa cà phê tiêu, 1 lít nước dùng cá cơm, 1 cây hành boa-rô, 1 thìa súp dầu ăn, vài khoanh ớt thái xéo

Cách làm:
Tôm sú lột vỏ. Mực làm sạch. Nghêu, sò lụa luộc, tách vỏ lấy thịt. Tất cả xắt hạt lựu. Cho tương đậu vào nước dùng, khuấy tan, lược qua bằng rây, đun sôi nhẹ.
Boa-rô rửa sạch, 1 phần thái xéo, phần còn lại băm nhuyễn. Phi thơm boa-rô băm với dầu, cho tỏi băm, ớt bột vào, đảo nhanh tay, cho vào súp tương đậu nấu chung. Nước sôi vớt bọt.
Khoai tây, bí, hành tây, đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông, cạnh chừng 2,5cm
Cho khoai tây, bí, hành tây, đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vuông, cạnh chừng 2,5cm
Cho khoai tây, tôm, mực, nghêu vào nồi súp nấu sôi khoảng 20 phút, đến khi thấy súp hơi đặc cho thêm, đậu hũ, boa-rô thái xéo, hành tây, bí ngòi vào. Bí ngòi vừa chín, cho sò lụa vào, nêm bột bò, tiêu vừa ăn. Dọn súp ăn kèm cơm nóng.

Cá rô chưng tương bần (Việt Nam): Thân thương mâm cơm nhà

Gian bếp của người Việt thường có một hũ tương để dùng dần. Tương Bần hay tương làng Bần được lưu truyền như là loại tương ngon nhất đất Việt là đặc sản xứ Hưng Yên. Nguyên liệu làm tương Bần không khó kiếm nhưng công đoạn làm tương lại khá công phu. Để có bát tương vàng ươm, người làng Bần phải chọn lấy nguồn nước ngầm, nếp cái hoa vàng, đỗ tương, quê thơm béo, qua nhiều công đoạn ủ cất mới ra được hương vị đậm đà thơm ngon.

Nguyên liệu:
Cá rô phi: 500g
Tương Bần hột: 150ml
Khế chua: 1 trái
2 lá nghệ tươi, 50g củ hành tím, ½ chén mật mía, 1 thìa cà phê hạt tiêu xay, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp dầu ăn, 1 thìa cà phê ớt xắt lát

Cách làm:
Cá rô làm sạch vảy, bỏ ruột, để ráo nước. Khế chua bỏ cạnh, xắt lát. Lá nghệ tươi rửa sạch, xắt nhuyễn. Hành tím củ xắt làm đôi
Cho cá vào thố ướp với hạt nêm, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, hành tím, bột nghệ, mật mía cho thấm. Xếp khế kín mặt nồi, cho cá lên trên, cho tiếp một lớp khế lên trên, nấu lửa nhỏ. Khi nước cá chuyển qua màu vàng nâu, cho tương hột, ớt vào um tiếp
Khi cá gần được, cho lá nghệ tây vào, đậy kín nắp, đun thêm 10 phút nữa. Tắt bếp. Dùng kèm cơm trắng.

Súp Miso (Nhật Bản): Bát canh truyền thống

Miso là một loại gia vị, thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Nhật. Từ tương Miso, người Nhật kết hợp, chế biến ra nhiều loại nước xốt, súp, làm nước dùng cho nhiều món mì: Ramen, Udon, Nabe, Imoni… Tuy vậy, Miso vẫn được dùng nhiều nhất và gắn liền với món canh Miso truyền thống. Thưởng thức vị thanh ngọt đậm đà Miso vào mỗi buổi sáng hay ăn kèm cơm trắng dẻo thơm cho bữa chính đã trở thành thói quen lâu đời của người Nhật.

Nguyên liệu:
Súp Miso: 1 gói
Lòng đỏ trứng gà: 3 cái
Phi lê gà: 800g
200g hành boa-rô, 200g cải thảo, 200g nấm kim châm, 5 miếng đậu hũ non, 200g rong biển, 200g nấm hương, 2 thìa cà phê bột cá; Nước dùng cá

Cách làm:
Đánh đều lòng đỏ trứng gà và súp Miso
Nấu sôi nước dùng cá, cho hỗn hợp trứng gà và súp miso vào, khuấy đều, vặn nhỏ lửa
Phi lê gà rửa sạch, xắt lát mỏng. Cải thảo, hành boa-rô nhặt rửa sạch, xắt xéo  miếng vừa ăn. Đậu hũ non rửa sạch, xắt vuông miếng vừa ăn. Rong biển rửa sạch, ngâm nở. Nấm hương, kim châm xắt bỏ gốc, rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng.
Cho thịt gà, hành boa-rô, đậu hũ vào súp nấu khoảng 10 phút, cho nấm hương, nấm kim châm, rong biển, cải thảo vào đun trên lửa lớn khoảng 5 phút, nêm bột cá vừa ăn

Cá bông lau

Ai đã từng theo ghe bủa lưới bắt cá bông lau ở Vàm Nao (H.Phú Tân, An Giang) sẽ được chìm đắm trong một đêm huyền hoặc đến nao lòng. Dài theo mặt sông Vàm Nao rộng hơn cây số dày đặc ghe, kèn ghe với những ánh đèn chấp chới trên sóng nước dài đến hàng bảy tám cây số.

Chúng tạo thành một mê cung của ánh sáng ảo diệu, là một hội hoa đăng không sao tưởng tượng. Càng thú vị hơn, khi kéo lưới lên dính mấy chú cá bông lau nặng cả chục ký lấp lánh ánh bạc trong ánh đèn soi.

Cá bông lau kho lạt ăn với xoài sống bằm – Ảnh: P.K
Cá bông lau đánh bắt được không đập đầu mà làm sống để giữ trọn hương vị của nó. Ăn cá bông lau khúc giữa là ngon “tuyệt đối”, nhưng phải cá bự. Cá được làm thành nhiều món. Cá bông lau chiên lạt rắc chút tiêu bột chấm nước mắm trong dằm ớt hiểm xanh, vị ngọt của cá hòa vị mặn thanh cay của nước chấm, đã đời miệng lưỡi khi có tô canh chua cá bông lau đi kèm. Cá bông lau kho tộ cho ta một bữa cơm thơm mặn. Món nào cũng khiến những người ưa thích thú ẩm thực tấm tắc khen ngợi. Nhưng có lẽ món cá bông lau kho lạt “rắc” những sợi xoài sống dằm trái ớt sừng trâu là ấn tượng nhất. Vị ngọt của thịt cá hòa vị mặn của gia vị và vị chua của trái xoài sống kích thích dịch vị, càng ăn càng mê mẩn tâm can. Thưởng thức thịt cá đã ngon, tuyệt cú hơn là gắp phần bụng cá nung núc mỡ với lớp da cá mềm dai. Bạn đừng sợ mỡ cá làm bạn béo phì, trái lại nó có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Nhưng “số một” là được “nhá” từng miếng bao tử cá, sần sật, khoái khẩu.
Cũng như các loại thực phẩm khác, tươi là tiêu chí số một quyết định chất lượng món ăn, nên thưởng thức cá bông lau cốt yếu phải là con cá còn tươi roi rói. Hưởng cái sự ngon lành ấy xong, bạn mới cảm thấy sông Hậu quá sức hào phóng, ưu ái cho người dân hai bên lưu vực những bữa ăn ngon, không đâu có và không phải lúc nào trong năm cũng có. Vì, muốn ăn cá bông lau phải đợi tới mùa. Có người nói cá bông lau sống ở vùng biển nước lợ, sau Tết nguyên đán tiến sâu vào vùng sông cái Hậu Giang, chỉ có mặt trên những khúc sông thuộc các địa phương: Tiểu Cần, Cầu Kè (Trà Vinh); Đại Ngãi, Kế Sách (Sóc Trăng); Trà Ôn (Vĩnh Long); Tân Lộc (Cần Thơ); Lai Vung (Đồng Tháp) và đặc biệt là Vàm Nao (Phú Tân, An Giang).

Cá bông lau có mặt tại những khúc sông này tới khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch thì mất tăm, để lại trong lòng người sành ăn niềm hoài nhớ khôn nguôi, ngóng đợi một mùa cá mới năm sau, bồi hồi vương vấn câu hát huê tình:
Ngó xuống Vàm Nao thấy con cá bông lau nó nhảy nhào vô lưới.
Anh ngồi anh chắc lưỡi biết chừng nào mới cưới đặng em
”…
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Thịt ba chỉ nướng áp chảo

Mùi thơm quyến rũ của thịt ba chỉ sém cạnh sẽ tạo nên một món ăn khiến các bạn không thể nào cầm lòng nổi trước sự lôi cuốn của món ăn này đâu, hãy thử xem sao nhé.
Nguyên liệu:
250g thịt ba chỉ; 1 muỗng canh rượu trắng loại ngon, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh sốt hải sản, chút mật ong.

Cách làm:

- Thịt ba chỉ trước khi chế biến, nên cho vào tủ lạnh ngăn trên cùng 1 tiếng hoặc ngăn đá 20 phút, sau đó thái thành các miếng dài chừng 10cm.
- Trộn đều tất cả rượu, dầu hào, mật ong, sốt hải sải với nhau.
- Cho thịt vào bát nước sốt đã pha, đảo thật kỹ để thịt ngấm đều gia vị.
- Cho thịt ba chỉ vào túi bóng, buộc chặt và đặt vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm.
- Đặt chảo nóng lên bếp, phết 1 lớp dầu ăn thật mỏng, trải từng miếng thịt lên, áp chảo vàng cả hai mặt.
- Món ăn này nên cuộn cùng rau xà lách, rau diếp
.tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Món bồ câu hầm cốm, hạt sen ngày giao mùa


Thịt chim bồ câu nhiều dinh dưỡng, dễ ăn, thích hợp cho phụ nữ sau sinh, người già, trẻ em chậm phát triển hoặc người ốm. Với đặc tính ngon ngọt, bồ câu có thể chế biến thành nhiều món nhưng thích hợp nhất vẫn là các món hầm.
Dưới đây là cách hướng dẫn làm món chim bồ câu hầm cốm và hạt sen.
* Nguyên liệu:
- Chim bồ câu: 3 con.
- Hạt sen: 150g.
- Nấm hương: 50g.
- Mộc nhĩ: 30g.
- Thịt nạc vai băm: 150g.
- Giò sống: 100g.
- Cốm già: 70g.
- Gừng: 70g.
- Táo đỏ: 10 quả.
- Hành khô: 50g.
- Rau mùi: 1 mớ.
- Hành hoa: 50g.
- Gia vị: bột nêm, hạt tiêu, nước mắm, dầu ăn.
- Tăm nhọn
Chim bồ câu hầm cốm, hạt sen.

* Chế biến:
- Gừng chia nửa, 1/2 thái lát mỏng, 1/2 giã nhỏ vắt lấy nước.
- Chim bồ câu sơ chế sạch, mổ moi, ướp gia vị, hạt tiêu, bột nêm, nước gừng để riêng.
- Hạt sen ninh bở.
- Cốm già ngâm rửa qua. Nếu là cốm khô ngâm nước 5 phút.
- Hành khô băm nhỏ.
- Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân, bớt lại một ít để nguyên, số còn lại băm nhỏ
- Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân, băm nhỏ.
- Rau mùi sơ chế sạch để ráo.
- Hành hoa cắt phần củ trắng 10cm, dọc hành thái nhỏ.
- Trộn 1/2 phần hạt sen với thịt băm, giò sống, cốm già, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô băm, gia vị, bột nêm, hạt tiêu. Sau đó miết thật dẻo rồi chia làm 3 phần bằng nhau.
- Cho chim ra đĩa, nhồi nhân vào bụng chim cho đầy, lấy tăm nhọn xiên kín.
- Đun dầu nóng cho chim vào rán vàng, để ráo dầu.
- Cho chim vào nồi, chế nước dùng xăm xắp, sau đó nêm gia vị, bột nêm, nước mắm cho vừa, cho tiếp mấy cánh nấm hương, gừng thái lát, đun nhỏ lửa đến khi chim mềm rồi cho tiếp hạt sen vào, táo đỏ vào.
- Bày chim vào bát to, nhúng củ hành vào nước chần tái để lên trên, chan nước dùng, rắc hành hoa thái nhỏ, rau mùi ăn nóng.
- Khi ăn rút bỏ tăm, cắt chim làm 4 phần.
* Một số điểm lưu ý:
- Tùy vào trọng lượng chim khác nhau, tốt nhất bạn nên chuẩn bị phần nhân dư một chút. Nhồi thật căng. Chỉ nên hầm chín mềm mà không quá nhừ.
- Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng như một vị thuốc, nhiều chất dinh dưỡng nhất là loại chim dưới 1 tháng tuổi.
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Dưa chuột xào thịt ba chỉ đẹp da ngon miệng


Món ăn này có thể xem như mỹ phẩm làm đẹp tự nhiên, có tác dụng bổ sung nước, giữ ẩm cho da trước cơn gió lạnh và chống nhăn hiệu quả.
Nguyên liệu:
Vài quả dưa chuột (lựa quả càng nhỏ càng tốt)
200g thịt ba chỉ,
Vài quả ớt đỏ,
Tỏi, gia vị…
Cách làm:
Dưa chuột xào thịt ba chỉ – cho làn da thêm mượt
Ảnh minh họa
Dưa chuột sau khi rửa nên ngâm nước muối pha loãng cho sạch, để nguyên vỏ.
Thái vát dưa chuột, mỗi lát dày chừng 0.5cm.
Thịt ba chỉ thái miếng mỏng
Ớt đỏ (loại trang trí, tỉa hoa) cắt nhỏ, tỏi băm nhỏ
Cho ít dầu ăn vào chảo, cho tỏi vào phi thơm, tiếp tục cho thịt ba chỉ và ớt đỏ vào xào nhanh tay. Nêm ít xì dầu, gia vị cho vừa miệng.
Khi thấy thịt chín, trút dưa chuột vào đảo đều tay khoảng 3 phút là món ăn hoàn tất.
Mách nhỏ:
- Món dưa chuột xào thịt ba chỉ tránh để lửa quá to sẽ bị khô.
- Dưa chuột nên cho vào sau cùng và đảo nhanh để không quá chín, mất độ giòn.
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Những món gỏi ngon tuyệt cho món khai vị

Gỏi mang đến cảm giác mới lạ và là món khai vị hoàn hảo nhất trong bữa tiệc.
Với những hương vị riêng biệt và khác lạ nhờ được kết hợp đầy đủ giữa các vị mặn – ngọt – chua – cay, gỏi mang đến cho thực khách cảm giác mới lạ và là món khai vị hoàn hảo nhất trong mỗi bữa tiệc.

Gỏi sò điệp

Nguyên liệu:
Cồi sò điệp: 300g
Giá: 200g
Rau quế: 70g
5 tép tỏi, 1 trái ớt sừng
Nước mắm chua ngọt: 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa súp đường trắng, 1 thìa cà phê tỏi ớt băm
Cách làm:
Sò điệp rửa sạch, cho vào xửng, đem hấp chín trong khoảng 10 phút. Lấy ra cho vào cối, giã thật nhuyễn, tơi.
Giá nhặt sạch, trụng qua nước nóng, ngâm nước đá để không bị thâm đen.
Rau quế nhặt bỏ cành, lấy lá, rửa sạch, xắt nhuyễn. Tỏi bỏ vỏ lụa, băm nhỏ, phi thơm. Ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt, xắt sợi.
Nước mắm chua ngọt: Quậy đều nước mắm, nước cốt chanh, đường, tỏi ớt băm với nhau, nếm lại cho vừa.
Cho cồi sò điệp giã, tỏi phi, lá quế, giá, ớt ra đĩa, rưới nước mắm chua ngọt lên trên, khi ăn trộn đều. Dùng gỏi với bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt.

Mách nhỏ: Dùng cồi sò điệp tươi sẽ ngon hơn loại tách sẵn để đông lạnh. Nếu mua sò điệp nguyên con, nên tách lấy cồi trước khi luộc.

Gỏi sò huyết

Nguyên liệu:
Sò huyết: 500g
Đu đủ xanh: 200g
Rau quế: 100g
100g đậu phộng, 1 trái ớt sừng, ½ chén nước giấm đường, bánh phồng tôm chiên ăn kèm
Nước gỏi: 1 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa cà phê mù tạc xanh, 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp đường
Cách làm:
Sò huyết chà sạch vỏ. Đun sôi ót nước, cho sò huyết vào trụng sơ. Tách vỏ sò, gỡ lấy phần thịt. cho vào ngâm với nước giấm đường trong khoảng 2 phút, vớt ra.
Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch mủ, bào sợi nhỏ, ngâm nước đá. Rau quế nhặt bỏ cọng, lấy lá rửa sạch, xắt nhỏ. Đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ lụa, giã giập. Ớt sừng bỏ hạt, xắt sợi.
Nước trộn gỏi: Trộn đều nước cốt chanh, mù tạc, nước chấm, đường với nhau.
Trộn đều sò suyết, đu đủ, rau quế, ớt, đậu phộng với nhau, rưới nước trộn gỏi lên trên, dùng với bánh phồng tôm chiên.
Mách nhỏ: Tùy sở thích ăn sò chín hoặc vừa chín tới mà canh thời gian trụng sò trong nước sôi lâu hoặc mau. Để đu đủ khi ăn có độ giòn hơn nên ngâm với nước đá sau khi bào xong.

Gỏi xoài cá trê

Nguyên liệu:
Cá trê: 500g
Xoài xanh: 1 trái
ớt sừng: 1 trái
70g đậu phộng rang, 50g húng lũi; Dầu để chiên
Nước trộn gỏi: 2 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp đường
Cách làm:
Cá trê rửa sạch, lóc lấy phi lê, bỏ phần xương, cho vào xửng, hấp chín tới. Để cá nguội, xé cá cho tơi như chà bông.
Xoài rửa sạch, bào vỏ, xắt sợi. Ớt sừng bỏ hạt, xắt sợi. Húng lũi nhặt bỏ bớt phần gốc già, rửa sạch. Đậu phộng giã hơi giập.
Làm nóng dầu ăn, cho cá đã xé nhỏ vào vợt lưới, thả vào chảo chiên vàng giòn. Lấy cá ra, để thấm dầu.
Nước trộn: Quậy đều nước mắm, tương ớt, đường với nhau cho tan. Cho xoài vào xóc đều với hỗn hợp nước trộn để thấm khoảng 5 phút.
Cho xoài ướp nước trộn ra đĩa, cho cá trê, đậu phộng, húng lũi, ớt xắt sợi lên. Khi ăn trộn đều.
Mách nhỏ: Để gỏi ngon, nên chọn xoài tượng hoặc xoài thanh ca, da xanh, trái cứng, có vị chua thanh. Xóc với nước mắm đường xoài sẽ bớt chua.

Gỏi thốt nốt

Nguyên liệu:
Thốt nốt: 200g
Thịt nạc: 100g
Tôm sú: 100g
¼ củ hành tây, 50g húng lũi, 70g đậu phộng
Nước mắm chua ngọt: 2 thìa súp nước mắm, ½ trái chanh lớn 2 thìa súp đường thốt nốt
Cách làm:
Thốt nốt gọt bỏ vỏ, lấy phần ruột trắng bên trong, xắt sợi lớn, dày.
Thịt nạc rửa sạch, luộc chín, xắt sợi. Tôm sú luộc chín, bóc nõn vỏ, chừa đuôi.
Hành tây bỏ vỏ lụa, xắt sợi. Húng lũi rửa sạch, bỏ phần gốc già, xắt nhỏ (chừa lại một ít trang trí). Đậu phộng rang vàng, bỏ vỏ lụa, giã giập.
Nước mắm chua ngọt: Chanh vắt lấy nước cốt. Quậy đều nước mắm, nước cốt chanh, đường, thốt nốt với nhau. Cho tôm, thịt nạc luộc, thốt nốt, hành tây, húng lũi ra đĩa, rưới nước mắm chua ngọt lên trên. Khi ăn cho đậu phộng rang vào trộn đều.
Mách nhỏ: Ngoài việc được dùng làm gỏi thì phần cơm trắng của trái thốt nốt còn được cắt nhỏ để làm nước uống hoặc làm bánh bò, bánh gói.
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Ếch xào gừng

Ếch đồng làm món nào cũng ngon: nấu chao, xào sả ớt, um rau ngổ nước dừa…
Riêng món ếch xào gừng là tôi mê nhất. Khi tôi từ quê lên thành phố trọ học, cứ cuối tuần trong mùa mưa, mẹ lại lên thăm kèm theo một giỏ ếch đồng và gừng tươi. Tôi và nhỏ bạn cùng phòng lăng xăng làm món ếch xào gừng. Ếch được làm sạch (có thể bỏ da hoặc lấy da), cắt ra từng miếng nhỏ. Gừng tươi không quá non hoặc quá già. Nếu xào ếch với gừng non thì món ăn không đậm đà, gừng chưa đủ độ cay; còn dùng gừng quá già sẽ nhiều xơ, cay gắt. Tỏi được giã nhuyễn.

Sau khi bắc chảo dầu lên bếp, đợi chảo nóng, cho một nửa tỏi nhuyễn vào, đảo đều. Ếch được cho vào chảo lúc tỏi phi có mùi thơm đậm; nêm ít nước mắm, bột ngọt. Đợi thịt ếch săn thì trút ra đĩa. Chảo được rửa sạch trước khi xào gừng. Nếu không rửa sạch chảo, gia vị lúc đảo ếch còn bám lại khiến chảo dễ bị khét, làm màu sắc và mùi vị của món ăn không ngon nữa.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào và phi tỏi. Tỏi vàng tiếp tục cho gừng vào, đảo đều và nêm một ít nước mắm. Đảo gừng tiếp tục rồi cho ếch vào. Xào ếch và gừng trộn lẫn vào nhau rồi cho chút nước vừa xâm xấp thịt. Nêm nếm vừa ăn lúc nước sôi. Vặn lửa vừa phải, tay đảo liên tục đến khi chảo ếch đặc sệt nước là có thể dùng được
.

Cuối tuần đổi vị với bún cá rô đồng

Điểm nhấn của món bún này là sự phong phú của các loại gia vị, của các phần thịt cá hay vị thanh mát của các loại rau.



Cá rô đồng, chọn những con có trứng: 1kg
Cần nước: 1 bó
Bạc hà: 0,5kg
Cà chua: 0,5kg
Bún: 1kg
Rau muống bào, bắp chuối bào, rau thơm, hành tím, hành lá, thì là, mắm, muối, bột ngọt, tiêu, ớt, bột nghệ (dùng củ nghệ tươi giã nát lọc lấy nước, cá sẽ thơm ngon hơn).
 
Thực hiện:

- Cần nước rửa sạch, để ráo, thái khúc dài bằng lóng tay.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Bạc hà lột bỏ phần vỏ xanh, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, xốc sơ qua nước muối, để ráo.
- Rửa sạch rau muống bào, bắp chuối bào, rau thơm. Rảy ráo nước.
- Hành tây thái mỏng.
- Thì là, hành lá rửa sạch, thái nhuyễn.
- Cá rô làm sạch, đánh vẩy.
- Lấy khoảng 1/3 cá rô, lạng lấy thịt, giã nhuyễn, trộn chung với giò sống, ít tiêu, bột ngọt. Viên thành viên chả cá vừa ăn.
- Cho phần cá còn lại vào nồi, luộc chín gỡ lấy thịt chia làm hai phần. Một phần tẩm ướp gia vị, nước mắm, bột nghệ, tiêu, sau đó phi thơm hành cho cá vào xào khoảng 10 phút trên lửa nhỏ. Phần thứ hai ướp với ít bột ngọt, tiêu, chiên sơ. Khi ăn sẽ chiên thêm lần nữa cho cho cá giòn.
- Phần trứng cá ướp sơ với gia vị và nghệ. Chiên trứng cá với dầu phi hành tím. Khi chiên nhớ khéo léo giữ nguyên hình dáng của trứng cá.
- Sau khi gỡ hết phần thịt cá, bạn giã nát xương và đầu cá cho vào một túi vải nhỏ. Cho túi xương vào nồi nước luộc, hầm khoảng 30 phút để làm nước dùng.
- Hành tím và gừng cho lên bếp nướng đến khi thơm thì bỏ ra rửa sạch, đập dập cho vào nồi nước dùng.
- Lấy túi xương cá khỏi nước dùng, cho cà chua vào đun sôi thêm một dạo. Cho phần chả cá vào nồi, nấu chín. Nêm nếm vừa ăn.
Thưởng thức:
- Cho bún vào tô, lần lượt xếp cá chiên, cá xào, chả cá, trứng cá, hành lá, thì là, ớt, tiêu, rồi rưới nước dùng lên. Dùng kèm với rau sống.

Sấu chín dầm “níu” mùa thu Hà Nội

Món sấu dầm gây ứa nước miếng được coi là nét “duyên thầm” của mùa thu HN.
Thu sắp qua, đông đã tới cận kề. Những gánh hàng sấu chín dầm lác đác trên phố dường như đang cố gắng “níu” thu ở lại với Hà Nội.
Mùa thu Hà Nội nổi tiếng với rất nhiều món ngon, nào hồng đỏ, chuối vàng, cốm xanh, hương chè sen thơm ngát… Với riêng tôi, cảm nhận chất thu mộc mạc, đậm đà nhất lại qua những quả sấu chín dầm, món ăn vặt mà mỗi lần nhớ đến dễ khiến người ta… ứa nước miếng.

Sấu chín dầm – món ăn vặt ngon nổi tiếng mỗi dịp thu về
Thời điểm mùa sấu chín rộ nhất là vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, và chỉ kéo dài trong khoảng 30 – 50 ngày. So với sấu xanh của mùa hè, sấu chín hay sấu già của mùa thu có quả căng tròn hơn, mập mạp hơn, mọng nước hơn. Vỏ sấu không còn xanh mà thâm xám, hương đã thơm, vị ngọt đã thay vị chát và vị chua cũng đã có phần vơi bớt.

Sấu chín được cạo sạch lớp vỏ sẽ thấy phần “thịt” sấu vàng ươm. Phải thật khéo để tách “thịt” sấu ra khỏi hạt, cắt theo vòng xoáy trôn ốc mà không bị đứt. “Xử” sấu chín cực kỳ đơn giản, có thể chấm muối ăn ngay hoặc đem dầm với đường, muối và ớt.

Sấu chín gọt vỏ, vàng ươm rồi cắt vòng trôn ốc
Để khoảng nửa giờ cho ngấm kỹ gia vị, sấu dầm ăn sẽ thấy bớt chua. Cắn một miếng, thấy giòn sần sật vị quả ngấm đủ chua, cay, ngọt, mặn hòa tan trên lưỡi. Càng để lâu thì sấu dầm ngấm đường sẽ càng ngọt, càng mềm, ăn càng đưa miệng.
Làm sấu dầm dễ là vậy, nhưng những người mê mẩn món ăn này thường ngại khâu tỉ mẩn cạo vỏ, cắt “thịt” sấu nên hay mua hàng bán sẵn. Vào mùa chín rộ, sấu chín đã được tách hạt, hoặc đã được dầm sẵn rất dễ tìm mua ở những gánh hàng rong trong chợ hay trên đường phố Hà Nội với giá khoảng 12.000 – 15.000 đồng/lạng.
Tháng 11 về, sấu đã cuối mùa. Những gánh hàng rong bán sấu chín cũng dần thưa thớt. Nếu cố lần mò trên những con phố trung tâm vẫn sẽ tìm mua được sấu chín. Tuy nhiên, càng cuối mùa thì giá cũng càng đắt.

Lác đác gánh hàng rong bán sấu chín trên phố Hàng Bông
Món sấu dầm gây “ứa nước miếng” vẫn được coi là một nét “duyên thầm” của ẩm thực mùa thu Hà Nội này đã trở thành một phần trong ký ức tuổi thơ của tôi! Nhớ năm học lớp 3, “trình độ” ăn sấu chín của tôi đã đạt tới “cảnh giới” có thể ăn cả ngày mà chẳng hề thấy tê buốt răng.
Hai chị em tôi hay đạp xe lên phố Trần Hưng Đạo để nhặt sấu chín rơi xuống gốc, đem về chấm muối ớt. Tới giờ, tôi vẫn bật cười khi nhớ lại cái vẻ mặt nhăn nhó vì chua, xuýt xoa vì cay của cô em gái.
Ước mơ của tôi khi đó cũng bé mọn lắm. Tuổi thơ nghèo khó, tôi chỉ ước có đủ tiền để lên chợ đầu mối Long Biên ở gần nhà mua cả bao tải sấu về, để thỏa thích làm sấu dầm muối ớt, sấu ngâm đường, rồi cả món ô mai sấu nấu với nước đường và gừng tươi.

Sấu chín dầm in sâu trong ký ức tuổi thơ
Hà Nội sắp sang đông. Lại sắp qua một mùa thu đẹp đẽ với những mảng trời xanh ngắt, cao vợi, những cơn gió chiều miên man, những buổi tối thoảng hương hoa sữa, những tiết trời se lạnh dễ khiến người ta bồi hồi…
Và Hà Nội cũng lại sắp chia tay một mùa sấu chín mộc mạc mà gợi lên bao ký ức trong sáng của tuổi thơ!

Các món ngon từ ngải cứu

Giữa các thực phẩm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu.
Không khó để tìm mua ngải cứu trong chợ hay siêu thị, bởi đây vừa là rau nấu các món ngon bổ dưỡng vừa là thuốc chữa bệnh. Ngải cứu được trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là tháng 6, sau đó phơi khô, dùng để ăn hoặc chữa bệnh khi cần.



Công dụng của ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thân có thể cao đến bốn, năm thước, lá phát triển tứ phía. Ngải cứu có vị đắng đặc trưng, cay, ấm dùng trong mùa đông rất hợp. Loại cây này thường dùng để điều hòa kinh nguyệt, người kiệt sức, đang mang thai, đang cho con bú hoặc người ốm lâu ngày… Ngoài ra, ngải cũng dùng để lấy lửa bằng cách dùng hai con dao cọ vào nhau đốt cháy bằng lá ngải.
Giữa rất nhiều thực phẩm thơm ngon, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích ăn ngải cứu, cũng không lạ khi vị đắng của ngải diệp trị được rất nhiều bệnh. Từ rất lâu trước đó, ngải cứu đã được sử dụng như một loại rau, một cây thuốc quý trồng sau vườn để giải nhiệt, giúp người mới ốm dậy mau khỏe.
Ngải cứu nhìn hơi giống rau cải cúc (tần ô). Cũng là những chiếc lá nhỏ, màu trắng xanh nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân cải cúc mập mạp chứ không khẳng khiu như ngải cứu và mùi hương ngải cứu hơi hắc một chút.
Với các bà, các mẹ, ngải cứu là loại rau quen thuộc sau mỗi lần vượt cạn. Khi sức khỏe yếu nhất, cơ thể mất đi lượng máu đáng kể, cảm giác kiệt sức, ngải cứu chính là phương thuốc đơn giản mà diệu kỳ nhất. Trẻ nhỏ thường hay nô đùa, té ngã dẫn đến chảy máu, chỉ cần bứt lá ngải cứu tươi giã nát cùng với muối, đắp lên vết sẽ giúp cầm máu nhanh mà không gây đau nhức. Những bé bị rôm sảy, các bà mẹ cũng có thể dùng nước ngải cứu sau khi giã để tắm mỗi ngày giúp da trẻ mát hơn, tránh rôm mọc trở lại. Kết hợp với nguyên liệu chính, như trứng, thịt… món ăn từ ngải cứu không chỉ đầy bổ dưỡng mà còn rất ngon. Đơn giản nhất là món trứng hấp-chiên lá ngải. Với người mới ốm dậy, món ăn thích hợp vì mềm, dễ tiêu hóa. Khỏe hơn một chút có thể ăn gà tần ngải cứu, thuốc bắc. Món này phải ăn hết nước dùng mới bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ gà, lá ngải cứu và thuốc.
Nếu không có điều kiện mua ngải cứu tươi thường xuyên, có thể mua một lần, về phơi khô ngoài sương giá và nắng sớm, đun với nước sôi, chưng cất thành tinh dầu ngải để chữa ho khan, hen suyễn… Ngoài ra, ngải cứu còn dùng để làm đẹp da với phương pháp đơn giản là dùng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt mỗi ngày khoảng 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy da trắng hồng, sáng mịn.
Không chỉ có tác dụng về thể chất, ngải cứu còn giúp nhiều người an tâm về tinh thần mỗi khi đi ra đường vì theo quan niệm xưa, cây thuốc này có tác dụng xua đuổi tà ma. Trước đây, trong ngày tết Đoan Ngọ, trước cửa nhà thường xuất hiện hình nộm cắm ngải cứu hoặc dây băng cuốn ngải cứu cài lên tóc, ngày nay nhiều người sử dụng túi thơm hình trái tim đựng ngải cứu bên trong với mong muốn may mắn trong tình yêu vì ngải đồng âm với từ “ái-yêu”. Đây cũng là quà tặng mà nhiều cặp nam nữ trao cho nhau để kết chặt sợi dây tình cảm.

Sườn hầm ngải cứu


Nguyên liệu
:
Sườn heo: 500g
Ngải cứu: 1 bó:
Hành tím: 2 củ
1 thìa súp hành tím băm, 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối.

Cách làm:
Sườn heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp sườn với ½ hành băm, muối, hạt nêm, để 10 phút cho thấm gia vị. Ngải cứu nhặt phần ngọn, rửa sạch, vò lá cho bớt đắng.
Làm nóng dầu ăn, cho ½ hành còn lại vào phi thơm, cho sườn vào xào săn lại, đổ 4 bát nước vào đun sôi, để lửa riu khoảng 20 phút. Cho ngải cứu vào đun sôi thêm 5 phút nữa, nêm muối, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.
Múc canh sườn ngải cứu ra tô, rắc tiêu lên, dùng nóng.

Gà tần ngải cứu


Nguyên liệu:
Đùi và cánh gà: 500g
Ngải cứu: 1 bó
Nghệ tươi: 1 củ
1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp rượu trắng, 2 thìa cà phê dầu ăn.

Cách làm:
Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Nghệ rửa sạch, gọt vỏ, đập giập. Cho gà vào nồi ướp với nghệ, muối, hạt nêm, để khoảng 20 phút cho thấm.
Ngải cứu nhặt phần ngọn, bỏ thân, rửa sạch. Gắp gà ra bát, sau đó cho ngải cứu vào nồi vừa ướp gà, nêm dầu ăn vào đảo đều, cho từng miếng gà lên, xếp xen kẽ với ngải cứu. Để 10 phút nữa cho gia vị thấm đều.
Đổ thêm 1 bát nước vào nồi, cho lên bếp đun lửa lớn đến khi sôi thì giảm lửa vừa khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội, lặp lại quy trình 1 lần nữa, cuối cùng cho thêm rượu vào cho gà dậy mùi thơm là được.

Trứng hấp ngải cứu
Các món ngon từ ngải cứu, Ẩm thực, ngai cuu, ngai diep, mon ngon tu ngai cuu, cong dung cua ngai cuu, suon ham ngai cuu, ga tan ngai cuu, trung hap ngai cuu, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Nguyên liệu:
Thịt nạc heo: 100g
Trứng gà: 3 quả
Ngải cứu: 20g
1 củ hành tím, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu.

Cách làm:
Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu, để 10 phút cho thấm gia vị.
Trứng gà tách vỏ cho vào chén, nêm chút muối, hạt nêm vào đánh tan đều.
Ngải cứu vò lá hơi nát cho bớt đắng, rửa sạch, thái nhỏ.
Cho ngải cứu, thịt heo vào trứng, trộn đều. Cho trứng vào nồi hấp cách thủy 15 phút là được.
Dọn trứng ra đĩa, rắc ít tiêu lên trên, ăn kèm cơm nóng.