Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn đặc sản 3 miền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đặc sản 3 miền. Hiển thị tất cả bài đăng

Bánh tráng Đại Lộc hấp dẫn

Bánh tráng vừa mỏng, vừa thơm, vừa dẻo hấp dẫn bất kỳ ai được thưởng thức.
Đến Quảng Nam hỏi đến bánh tráng người ta nhắc ngay đến bánh tráng Đại Lộc. Những chiếc bánh to tròn, trắng mịn màng được làm từ bột thuần gạo tạo nên một hương vị rất riêng, đặc trưng và hấp dẫn bất kỳ ai được thưởng thức.
Đại Lộc là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, đa số đời sống người dân gắn liền với nông nghiệp. Bên cạnh trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát… nghề làm bánh tráng ở Đại Lộc cũng đã có từ lâu đời làm nên thương hiệu trên thị trường.
Nếu có dịp ngang qua vùng đất Quảng, bạn hãy ghé thăm những làng bánh tráng Đại Lộc “lừng danh thiên hạ”, chứng kiến sự cần cù, khéo tay của những người thợ chân quê làm ra những chiếc bánh thơm ngon cung cấp khắp trong và ngoài tỉnh. Từ những khoảnh đất trống trước mỗi nhà hay dọc con đường đất dưới rặng tre quanh làng, bánh tráng được phơi la liệt, phía trong những người thợ thoăn thoắt làm bánh.

Hấp dẫn bánh tráng cuốn thịt heo Đai Lộc
Ngoài làm bánh tráng ngọt, bánh tráng mè, bánh tráng dừa… nơi đây chủ yếu làm tráng bánh cuốn. Bánh tráng Đại Lộc mang hương vị rất riêng cho món cuốn phổ biển ở xứ Quảng, đặc biệt không thể thiếu trên bàn ăn, mâm cỗ những dịp lễ tết… Người xứ Quảng xa quê nhớ món bánh tráng phải tìm mua bằng được vài ràng bánh ở chợ về cuốn cho đỡ thèm. Cũng bánh, cũng rau sống, cũng mắm nêm, thịt heo nhưng hình như mọi thứ có vẻ nhạt nhẽo vì đúng là thiếu cái mùi thơm lừng của gạo lúa mới, thiếu cái độ dai, tan giòn giữa răng của bánh tráng Đại Lộc.
Ngày nay, có nhiều loại bánh tráng được bày bán trên thị trường nhưng có lẽ khó có loại nào bì được với loại thuần gạo tại các lò dân dã khắp miền quê xứ Quảng. Trong đó, ngon nhất vẫn là bánh tráng Đại Lộc với những chiếc bánh vừa mỏng, vừa thơm, vừa dẻo. Những tấm bánh tuy bình dị, dân dã nhưng đã góp phần làm phong phú nền văn hóa ẩm thực xứ Quảng.
Để có một tấm bánh ngon đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo trong việc pha chế nguyên liệu cũng như thao tác tráng bánh trên bếp lò. Gạo mùa lúa mới đảm bảo ba yếu tố thơm, ngon, dẻo. Gạo sau khi vo sạch, ngâm kỹ và thay nước liên tục trong hai ngày, xong đem xay nhuyễn.
Thao tác pha bột cũng rất quan trọng. Bột phải trộn thật đều tay để nhuyễn, lượng nước vừa đủ để hỗn hợp bột không được quá lỏng hay quá đặc, ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bột nước còn được lọc qua lược để loại bỏ vỏ trấu lấm tấm, giúp bột bánh trắng mịn hơn. Khi tráng phải nhanh tay quay đều, chậm một tí sẽ chỗ dày chỗ mỏng, sau đó đậy kín vài phút, bánh chín trải ra phên đem phơi nắng.
Chiếc bánh mỏng mảnh, dễ rách nên khi phơi phải khéo léo, nhẹ nhàng. Người phơi đợi bánh đủ nắng là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối, lúc bán mới xếp ra ràng, luôn bọc trong bao nhựa để giữ bánh luôn mềm.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của tấm bánh là thời tiết. Từ xưa đến nay, người Đại Lộc vẫn tranh thủ những ngày trời nắng to để tráng bánh. Một tấm bánh được phơi khô giòn sau khi tráng sẽ dẻo và có hương vị hấp dẫn hơn. Nếu trời mưa mới dùng lò để sấy bằng than hầm, nhưng cách làm này tốn chi phí mua than trong khi bánh không được ngon.
Bánh tráng Đại Lộc thường dùng để cuốn với thịt heo luộc – món ăn tuy khá quen thuộc, giản dị nhưng lại có sức hút lạ lùng. Cái thú trước tiên là đĩa rau bắt mắt với các vị của rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, húng quế, ngò tàu, cải cay, bắp chuối, khế và thêm những lát chuối chát xắt dài, dưa chua, giá sống… Thịt heo thì chọn những thớ thịt ba chỉ còn tươi nguyên. Khi luộc canh lửa sao cho thịt không được chín nhanh hay chậm quá. Thịt luộc có phần mỡ thật trong, mỡ có màu sắc là không đạt yêu cầu.
Và sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến chén nước chấm làm từ mắm cái cá cơm nhỏ và phải là cá cơm đánh bắt từ bãi ngang biển Hội An, Điện Bàn. Mắm chỉ lấy nước, bỏ xác, thêm chút nước đường, bột ngọt, đặc biệt phải nêm thật cay…
tag: bong den led lien hiep thanhcông ty sản xuất phim quảng cáo san xuat tvc quang cao rem cua |giay dan tuong tham trai san den led

Chả ốc cuốn mỡ chài



Nguyên liệu:
Ốc nhồi: 1kg
Thịt nạc vai: 100g
Giò sống: 50g
30g mỡ phần, 300g mỡ chài, 20g nấm hương, 2 cây sả, 10 lá chanh, 2 trái ớt sừng, 1 nhánh gừng nhỏ, 10g hành hoa, 1 thìa cà phê hành tím phi, 1 thìa cà phê tỏi phi, ½ thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê hạt nêm, nước mắm chanh ớt ăn kèm

Cách làm:

Ốc ngâm nước gạo pha ớt cho nhả sạch cát, gỡ lấy thịt, cho nước cốt chanh, muối vào rửa sạch. Thái ốc thành hạt lựu lớn.
Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ, trộn chung với thịt ốc, giò sống, nêm thêm một ít bột ngọt, tiêu xay, hạt nêm, để thấm trong khoảng 20 phút.
Mỡ phần rửa sạch, để ráo, băm nhỏ. Mỡ chài rửa sạch, để ráo nước.
Nấm hương cắt bỏ chân, rửa sạch băm nhỏ. Hành hoa bỏ gốc, thái nhỏ. Gừng gọt vỏ băm nhỏ. Ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ. Lá chanh thái nhuyễn. Sả cắt lấy phần gốc, đập giập, băm nhỏ.
Trộn đều mỡ phần, nấm hương, tỏi phi, hành phi, sả, ớt, lá chanh, hành hoa, gừng với hỗn hợp ốc, thịt nạc vai, quết cho hỗn hợp dẻo. Chia thành 12 miếng vừa ăn. Cho mỡ chài ra đĩa, cho từng miếng vào quấn chặt. Đặt lên vỉ, nướng trên bếp than cho chả chín.
Cho chả ra đĩa, dùng kèm với nước mắm chanh ớt và đồ chua.

Mách nhỏ:
 Ốc chỉ lấy phần đầu, bỏ phần cuối. Sau khi gỡ thịt ốc, nên cho ít muối, nước cốt chanh vào bóp nhẹ cho ốc sạch cát.

Mâm cơm miền Bắc ngày cuối thu

Mâm cơm miền Bắc ngày cuối thu nhẹ nhàng thanh tao, hấp dẫn người thưởng thức.

Từng miếng thịt kho đậm đà đi kèm với miếng chả giò ốc béo bùi, thêm đĩa bào ngư xốt hồng xíu lạ miệng và dễ ăn hơn cùng đĩa dưa góp chua thanh. Mâm cơm miền Bắc những ngày cuối thu trở nên nhẹ nhàng và thanh tao, hấp dẫn người thưởng thức.

Chả ốc cuốn mỡ chài


Nguyên liệu:
Ốc nhồi: 1kg
Thịt nạc vai: 100g
Giò sống: 50g
30g mỡ phần, 300g mỡ chài, 20g nấm hương, 2 cây sả, 10 lá chanh, 2 trái ớt sừng, 1 nhánh gừng nhỏ, 10g hành hoa, 1 thìa cà phê hành tím phi, 1 thìa cà phê tỏi phi, ½ thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê hạt nêm, nước mắm chanh ớt ăn kèm

Cách làm:

Ốc ngâm nước gạo pha ớt cho nhả sạch cát, gỡ lấy thịt, cho nước cốt chanh, muối vào rửa sạch. Thái ốc thành hạt lựu lớn.
Thịt nạc vai rửa sạch, băm nhỏ, trộn chung với thịt ốc, giò sống, nêm thêm một ít bột ngọt, tiêu xay, hạt nêm, để thấm trong khoảng 20 phút.
Mỡ phần rửa sạch, để ráo, băm nhỏ. Mỡ chài rửa sạch, để ráo nước.
Nấm hương cắt bỏ chân, rửa sạch băm nhỏ. Hành hoa bỏ gốc, thái nhỏ. Gừng gọt vỏ băm nhỏ. Ớt sừng bỏ hạt, băm nhỏ. Lá chanh thái nhuyễn. Sả cắt lấy phần gốc, đập giập, băm nhỏ.
Trộn đều mỡ phần, nấm hương, tỏi phi, hành phi, sả, ớt, lá chanh, hành hoa, gừng với hỗn hợp ốc, thịt nạc vai, quết cho hỗn hợp dẻo. Chia thành 12 miếng vừa ăn. Cho mỡ chài ra đĩa, cho từng miếng vào quấn chặt. Đặt lên vỉ, nướng trên bếp than cho chả chín.
Cho chả ra đĩa, dùng kèm với nước mắm chanh ớt và đồ chua.

Mách nhỏ:
 Ốc chỉ lấy phần đầu, bỏ phần cuối. Sau khi gỡ thịt ốc, nên cho ít muối, nước cốt chanh vào bóp nhẹ cho ốc sạch cát.

Bào ngư xốt hồng xíu


Nguyên liệu:
Bào ngư (loại 12 lỗ): 6 con
Nấm bạch linh: 100g
Nấm đông cô: 50g
100g bông cải xanh, trắng, 100g cải thìa, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa súp dầu ăn

Xốt hồng xíu
: Đun sôi 300ml nước dùng, nêm 1 dầu hào, 1 nước cốt gà, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê bột ngọt, ½ thìa cà phê đường vào. Cho chút bột năng vào cho nước sệt lại.

Cách làm:

Bào ngư tách vỏ, bỏ ruột, rửa sạch với nước muối loãng, khứa vẩy rồng.
Nấm bạch linh rửa sạch, luộc chín kỹ, để ráo. Nấm đông cô cắt bỏ chân, ngâm nước nóng cho bớt mùi hăng. Bông cải xanh, trắng tách nhánh nhỏ, rửa sạch. Cải thìa rửa sạch, chẻ làm đôi.
Làm nóng dầu ăn, phi thơm tỏi, cho nấm, bông cải, cải thìa vào đảo nhanh tay, nêm hạt nêm vừa ăn.
Đun sôi nước xốt hồng xíu, cho bào ngư vào om nhỏ lửa khoảng 5 phút.
Cho rau xào và bào ngư ra đĩa, rưới nước xốt hồng xíu lên trên, dùng nóng.

Mách nhỏ:
 Bào ngư mua về tốt nhất là dùng liền. Nếu chưa kịp sử dụng nên cho vào ngăn đông tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió khô thoáng nhưng tránh ánh nắng mặt trời.

Dưa góp thập cẩm


Nguyên liệu:
Ngồng tỏi: 100g
Su hào: 100g
Cà rốt: 100g
100g củ cải, 5 trái ớt hiểm, 1 lít nước lọc, 500ml giấm gạo, 500g đường, 100g muối, 20ml nước cốt chanh

Cách làm:

Ngồng tỏi tước vỏ, rửa sạch, thái con chì. Ngâm tất cả vào nước muối loãng.
Quậy đều nước lọc với giấm gạo, đường, muỗi, nước cốt chanh. Cho ngồng tỏi, cà rốt, su hào, củ cải, ớt hiểm vào hỗn hợp nước giấm, ngâm trong khoảng 3 giờ là có thể dùng được.
Khi ăn cho dưa góp vào đĩa, ăn kèm với các loại thịt nướng, chiên rất ngon.

Mách nhỏ
: Su hào chọn củ còn non, ăn sẽ không bị xơ. Dưa góp nếu không dùng hết 1 lần nên để tủ lạnh cho dưa không tiếp tục lên men chua và có độ giòn.

Thịt kho Phù Đổng
Mâm cơm miền Bắc ngày cuối thu, Ẩm thực, mam com mien Bac, cha oc cuon mo chai, bao ngu xot hong xiu, dua gop thap cam, thit kho Phu Dong, oc, bao ngu, dua gop, thit kho, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Nguyên liệu:
Ba chỉ quế: 400g
Quế chi: 10g
Cam thảo: 10g
5g trần bi, nước dùng, hành hoa
Gia vị: Nước mắm, tiêu, muối, đường, bột ngọt.

Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo, thái miếng vuông hoặc quân cờ.
Hành hoa rửa sạch, thái nhỏ.
Sao thơm trần bì, quế chi, cam thảo, cho thịt vào đảo đều trên lửa nhỏ. Khi thịt săn lại, cho tiêu, muối, nước mắm, đường, bột ngọt vào cho vừa vị. Đổ nước dùng vào xăm xắp mặt thịt, đun nhỏ lửa trong khoảng 45 phút, kho cho tới khi thịt keo lại là được, tắt bếp.
Cho thịt vào thố đất, rắc hành hoa lên. Dùng kèm với cơm trắng rất ngon.
Mách nhỏ: Khi đun khoảng 10 phút đầu nên mở to lửa, hớt bọt. Sau đó vặn nhỏ lửa cho nước không bị chuyển màu đục.

Bún tôm thịt nướng ngon lạ

Những con tôm được nướng chín vàng, lát thịt nướng thơm nức cùng chén nước chan đậm đà đem đến cho thực khách món ăn ngon miệng.





Bún tôm thịt nướng là biến tấu của món bún thịt nướng quen thuộc ở đất Sài Gòn. Ngoài thành phần chính là thịt nướng, nem nướng, bún tươi cùng các loại rau sống thái nhỏ… bát bún còn được điểm xuyết thêm những con tôm nướng chín vàng trông thật bắt mắt.
Tôm được nướng chín vàng, đem lại sự thơm nức và lạ miệng khi ăn. Ảnh: Khánh Hòa.
Thoạt nhìn qua, bún tôm thịt nướng trông có vẻ cầu kỳ với nhiều thành phần, thật ra từ cách chế biến cho đến thưởng thức đều rất đơn giản. Tôm và thịt nướng là hai nguyên liệu chính làm nên sự hấp dẫn cho món ăn. Chế biến tôm nướng rất dễ, tôm mua còn tươi sống, cắt bỏ râu và rửa sạch, ướp tôm với một ít gia vị như cho đậm đà.

Khâu khó nhất là chế biến thịt nướng, thường thì người bán sẽ sử dụng thịt ba chỉ hoặc thịt nạc. Thịt được thái thành từng lát mỏng, ướp với các loại gia vị đường, muối, ngũ vị hương, mè (vừng)… Sau khi chẩn bị xong, cho tôm và thịt lên nướng trên bếp than hồng. Vì tôm rất dễ chín nên trong quá trình nướng bạn phải trở đều tay, không để tôm chín quá làm khô thịt và mất đi vị ngọt của tôm.
Cùng với tôm nướng, thịt nướng là thành phần chính làm nên sự ngon miệng cho món ăn này. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi thịt và tôm đã nướng chín, xếp ra đĩa và ăn kèm với bún. Có thể nói, bún thịt nướng là sự pha trộn tổng hòa giữa sắc, màu trắng của bún, màu đỏ tươi của tôm, màu vàng của thịt nướng và sắc xanh của các loại rau. Đó còn là hương thơm nức của thịt nướng, tôm nướng và tất nhiên không thể thiếu vi đậm đà của chén nước mắm ngọt ăn kèm.

Nước mắm ngọt chính là điểm nhấn làm cho món ăn trở nên đậm đà. Nước mắm được pha chung với nước lạnh, đường theo một tỷ lệ nhất định và đun sôi để có một hỗn hợp nước chấm hơi sánh, có vị ngọt vừa ăn. Sau khi chuẩn bị xong, cho các loại rau vào bên dưới bát, bên trên một ít bún tươi, trên cùng là thịt nướng, tôm nướng, thêm một ít đậu phụng cùng chén nước chan bên cạnh là hoàn chỉnh.
Bún tôm thịt nướng được ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt. Ảnh: Khánh Hòa.
Khi ăn, chan nước mắm ngọt vào, trộn đều và thưởng thức. Vị ngọt bùi của tôm, cái béo ngậy, thơm nức của thịt nướng, hương vị thơm mát của các loại rau được hòa quyện trong vị đậm đà của nước mắm ngọt đem lại cho người ăn sự ngon miệng và không ngấy.

Bánh cuốn áp chảo – Bữa sáng thơm ngon độc đáo

Bữa sáng với món bánh cuốn áp chảo chắc chắn sẽ hấp dẫn tất cả các thành viên trong gia đình. Cách làm món này cũng rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự làm vào dịp cuối tuần.

Nguyên liệu
Vỏ bánh: bột năng: 1 chén; bột gạo: 2 chén; nước: 2 chén; muối: 1 muỗng cà phê; dầu ăn: 1 muỗng cà phê.
Nhân bánh: thịt băm: 150g; nấm mèo: 2 tai; hành tây: 100g; hành lá: 50g; củ sắn: 200g.
Cách chế biến
Pha bột năng, bột gạo với nước, muối và dầu ăn. Để bột “nghỉ” 15 – 20 phút, dùng rây nhuyễn lược lại.
Xào thịt với nấm mèo, hành tây, củ sắn cắt hạt lựu làm nhân.
Dùng chảo không dính bắc lên bếp canh vừa nóng, múc bột tráng đều lên chảo, canh chừng bột trong là đã chín, trút bánh ra mâm. Cho nhân vào bánh cuốn lại. Bánh cuốn ăn với nước mắm pha chua ngọt, rau thơm, giá trụng và chả.
Chúc các bạn có những bữa cơm ngon!
Nếu bạn thấy thích món ăn này, xin hãy để lại một vài lời nhận xét. Cảm ơn bạn rất nhiều!

Cơm chiên bí đỏ

Nguyên liệu:
300g gạo trắng vo sạch, 150g bí đỏ cắt hạt lựu, 200g tôm sú rửa sạch, 3 tép tỏi bằm nhuyễn, 1 nhánh hành là cắt nhuyễn, 2 nhánh ngò rí cắt nhuyễn, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu xay, 3 muỗng canh dầu ăn.

Thực hiện:
Tôm sú luộc chín. Lột vỏ, giữ lại đầu đuôi. Cho tiếp bí đỏ vào nước luộc tôm, luộc chín. Gạo vo sạch, cho nước luộc tôm, đỏ vào nồi, nấu chín. Xào tỏi bằm với dầu ăn cho thơm. Thêm trứng gà và cơm trắng vào chảo.  Xào đều. Nêm với hạt nêm cho vừa ăn. Thêm bí đỏ, tôm sú, hành là, ngò rí và tiêu xay vào cơm, xào đều. Múc cơm chiên ra đĩa, dùng nóng.

Đậu phụ chua ngọt

Món “pho mát của châu Á” này là thực phẩm giàu protein và rất bổ dưỡng.
 Hàm lượng protein chất lượng cao ở đậu phụ có thể thay thế cho thịt trong nhiều món chay. Vì vậy, đây thực sự là món ăn có giá trị dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong giai đoạn đang phát triển. Hãy thử chế biến đậu phụ cùng Food-4tots nhé!
Nguyên liệu:
 200g đậu phụ; 50g thịt lợn băm; 30g hành đỏ; 2 muỗng xúp ngô ngọt; 1/2 thìa cà phê xì dầu và bột bắp;
Gia vị: 4 muỗng xúp sốt cà chua (ketchup); 1 thìa cà phê xốt mận; 1 thìa cà phê đường; 50ml nước; Một chút muối.

Thực hiện:
1. Ướp thịt băm với 1/2 thìa cà phê xì dầu và 1/2 thìa cà phê bột bắp trong khoảng nửa giờ.
2. Đậu phụ rửa sạch nhẹ nhàng, dùng giấy thấm thấm khô. Sau đó cắt thành hình chữ nhật.
3. Đổ dầu vào chảo đun nóng, rán vàng đậu phụ, rồi cho ra đĩa.
4. Tiếp tục đổ thêm dầu vào chảo, phi thơm hành, cho thịt vào đảo đều.
5. Trộn đều tất cả gia vị và đậu phụ với nhau. Đổ tất cả vào thịt, đậy nắp, đun nhỏ lửa. Khuấy đều và nấu cho tới khi nước xốt đậm đặc
.

Cách làm hủ tíu sườn trứng cút đúng điệu

Kết hợp cùng sợi bánh dai và mềm, bạn sẽ có một bữa sáng đủ chất cho cả nhà.
Nguyên liệu:
Sườn non, xương heo: 500g
Thịt nạc thăn có kèm ít mỡ để khi chiên không bị khô: 400g
Gan lợn, trứng cút: 50g
Thịt nạc xay: 100g
Hủ tíu, tôm tươi, ít tai nấm hương (nấm đông cô), nước mắm, dầu mè, dầu ăn, muối, đường, bột nêm. Tôm khô, xá bấu (củ cải mặn).
Giá, hẹ, hành lá, hành phi khô


Cách làm:
Đun sôi xương heo, sườn non thả vào ít tôm khô và xá bấu. Khi đun, nhớ vớt bọt cho nước dùng được trong. Ướp thịt nạc thăn với chút muối, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh bột nêm, thoa hỗn hợp gia vị này khắp mặt thịt để thịt thấm đều gia vị.
Cho miếng thịt thăn vào nồi, để lửa lớn, đổ ít nước sôi ngập mặt thịt, nấu sôi. Đun đến khi thịt mềm là được. Thịt xá xíu mềm, thái thịt thành từng lát vừa ăn. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Gan lợn rửa sạch, ngâm gan với sữa tươi để thải chất độc trong gan ra, xả lại nước lạnh. Luộc chín gan, thái thành từng lát vừa ăn. Hành lá, giá, hẹ ngâm rửa sạch, xắt khúc vừa ăn.
Thịt nạc xay ướp chút muối, tiêu, xào chín với dầu ăn và hành phi thơm, đổ ra bát. Nấm đông cô xả sạch, ngâm nước lạnh cho mềm. Thả từng tai nấm vào nồi nước dùng, đun sôi lại tắt bếp. Nêm nếm lại nước dùng vừa ăn. Hủ tíu khô chần qua nước sôi. Cho hủ tíu vào bát, trên xếp vài lát gan, thịt xá xíu, sườn non, trứng cút, múc ít thịt nạc xay lên trên bề mặt, xếp giá, hẹ, rau cần, rắc thêm hành tím, tỏi phi, hạt tiêu. Chan nước dùng ngập mặt. Dùng nóng. Chấm kèm tương ớt tùy thích.
Mẹo nhỏ: Để có nước lèo ngọt, bạn có thể cho tôm khô, mực khô nấu cùng. Khi nước lèo sôi, bạn bỏ vào 1/2 muỗng tỏi phi để tạo mùi thơm.
Theo: hn.24h.com.vn

Cơm chiên hải sản kiểu Huế

Miền Trung duyên hải với bãi biển dài và các loại hải sản ngon đem đến nhiều món ăn tươi ngọt. Cơm chiên hải sản là một trong số đó. Mời bạn cùng vào bếp và trổ tài nhanh với món ăn tươi vị hải sản, ngọt vị cơm rang này.

Nguyên liệu:
1 chén cơm trắng
1 quả trứng gà
2 con tôm, lột vỏ, 1 miếng mực, 1 miếng cá thu, 1/2 muỗng canh tỏi băm nhuyễn, ½ muỗng canh hành lá, ¼ muỗng cà phê ruốc Huế, bột nêm, tiêu xay, dầu ăn
Cách làm:
Hải sản ướp bột nêm, tiêu xay, chiên chín. Xào tỏi bằm với dầu ăn cho thơm, cho trứng gà, cơm trắng vào xào đều. Hành lá rửa sạch, cắt nhuyễn.
Nêm 1 muỗng cà phê ruốc Huế, 1 muỗng cà phê bột nêm và tiêu xay. Cho hành lá vào trộn đều. Để cơm chiên vào dĩa, thêm hải sản lên mặt. Dùng nóng với nước tương ớt sẽ ngon hơn.
Để đĩa cơm có món trứng đẹp, bám tròn vào từng hạt cơm, bạn chiên cơm trước rồi hãy cho trứng đã đánh thật đều vào và đảo liên tục. Cơm nên nấu trước, xới cho ráo nước. Mực, cá và tôm rửa nước muối cho sạch và trụng nhanh qua nước sôi, để ráo trước khi ướp gia vị sẽ làm bán mùi tanh của hải sản.
Theo: hn.24h.com.vn

Nghêu hấp kiểu Huế


Bổ sung vitamin và khoáng chất từ món nghêu hấp sả ngọt nước, vị tươi ngon và chút cay nồng từ ruốc, ớt bột, bạn sẽ ăn mãi không dừng!

Nguyên liệu:
Nghêu sống, ngâm nước: 400g
Gạo cho sạch cát, 2 cây sả, đập giập, 3 trái ớt hiểm, đập giập, 3 lát gừng, đập giập
½ trái chanh, cắt lát
2 nhánh lá quế, rửa sạch
Ruốc huế, ớt bột, bột nêm, đường, dầu ăn
Cách làm:
Xào gừng, sả cây, ớt hiểm và ớt bột. Xào với lửa vừa để có màu đẹp mắt và thơm mà không bị khét. Cho nước lạnh, nước ruốc, bột nêm và đường vào khuấy đều.
Cho nghêu, chanh lát, lá quế vào hấp. Khi nước sôi, món nghêu chín với con nghêu hé miệng bung ra. Múc nghêu vào đĩa, cho thấm lá quế. Nước mắm chấm nghêu nên cho ít nước mắm vì nghêu hấp ruốc dã có vị mặn sẵn. Chọn trái ớt chín đỏ tươi rồi giã tỏi, ớt thật nhuyễn, cho vào chén nước mắm, khuấy đều. Thưởng thức.
Mách nhỏ: để hạn chế vị mặn của ruốc, bạn pha loãng ruốc với nước lạnh tỷ lệ 1/1 trước khi cho gia vị vào. Để lắng ruốc rồi lọc lại lấy nước trong.
Theo: hn.24h.com.vn

Tôm rim thịt ba chỉ - kiểu Huế

Thịt ba chỉ rim béo giòn, tôm thấm gia vị đậm đà là món ngon tuyệt vời khi kết hợp cùng cơm trắng nóng hổi. Thêm một chút vị ruốc khi nêm nếm, món ăn mang vị Huế rất lạ miệng.

Nguyên liệu:
Tôm: 200g
Thịt ba chỉ: 100g
2 củ hành tím, băm nhuyễn
Muối, đường, tiêu, ớt bột, nước tương, nước mắm, dầu ăn
Cách làm:
Tôm rửa sạch. Thịt ba chỉ rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, ướp chút muối cho thấm. Phi hành cho thơm, cho ớt bột, tôm vào xào đều, cho tiếp thịt ba chỉ vào xào chín.
Nêm khoảng 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh nước mắm. Thêm đường cát vào, đảo đều đến khi nước sốt sệt lại. Rắc tiêu xay vào tôm rim thịt ba chỉ. Dùng nóng.
Mẹo nhỏ: Để tôm không bị tanh, bạn hãy ướp muối vào tôm trước rồi xào thật khô đến khi cạn nước mới cho thịt ba chỉ vào. Nên để lửa vừa cho tôm thịt vàng đều.
Theo: hn.24h.com.vn

Hải sản chấm muối tiêu chanh ớt

Nguyên liệu:
 Cua thịt; hàu sữa; nghê thịt; tôm sú. Gia vị làm muối tiêu chanh ớt: 1 muỗng muối, 4 muông đường, ½ muỗng bột ngọt, chanh, ớt, tiêu.

Thực hiện:
- Cua thịt rửa sạch, bóc bỏ phổi, chặt làm 4. Cho cua vào nồi hấp khoảng 15 phút cho đến khi chuyển sang màu gạch tươi thì vớt ra.
- Nghêu, tôm: hấp đến khi vừa chín tới thì vớt ra. Hàu sữa: rửa sạch, tách đôi.
- Làm muối tiêu chanh ớt: Cho ớt và muối vào cối nghiền mịn sao cho ớt và muối thành 1 màu (ớt xanh hoặc ớt đỏ tùy bạn thích). Tiếp tục cho bột ngọt và đường nghiền mịn. Cuối cùng vắt chanh vào (vừa đủ độ chua), quậy đều hỗn hợp trêm.

Trình bày
Xếp cua vào đĩa trước, sau đó xếp nghêu, hàu, tôm xung quanh. Ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh ớt.
Theo: hn.24h.com.vn

Tôm, ghẹ hấp bia

Nguyên liệu
Tôm thẻ không có đầu (nếu có đầu thì càng đẹp mắt hơn); ghẹ (hoặc cua thịt); 1 lon bia; 1 chút gừng, vài tép xả. Gia vị: tiêu, bột nêm, chanh, muối, ớt.

Thực hiện:
- Tôm cắt ½ đầu và râu cho vào thau nước muối hoặc nước giấm pha loãng, ngâm vài phút, vớt ra để ráo. Ghẹ rửa sạch, bóc bỏ phổi. Ướp tôm, ghẹ với tiêu, bột nêm, gừng.
- Bắc nồi nước sôi, cho 2/3 lon bia vào, cho tôm, ghẹ vào hấp cách thủy, dưới lót vài cọng xả đập cho dập. Thỉnh thoảng mở nắp rưới bia vào tôm, hấp cho tôm thật chín đỏ.

Trình bày
Xếp tôm, ghẹ lên đĩa. Có thể trang trí vài cọng rau thơm, ớt xung quanh. Chấm với mù tạt (wasabi) hoặc muối tiêu chanh.
Theo: hn.24h.com.vn

Sò điệp xào hạt điều

Nguyên liệu: sò điệp 200g, hạt điều 50g, hành tây 1/2 củ, ớt chuông vàng, xanh 50g mỗi loại, ớt sừng cắt sợi 1 trái, tiêu xanh 1 nhánh.Gia vị: hạt nêm, tiêu, tỏi băm, hành ngò, dầu.

Cách làm: Sò điệp ướp 1/2 muỗng hạt nêm, 1/4 muỗng càphê tiêu, 1 muỗng càphê tỏi băm. Hành tây, ớt chuông cắt miếng vuông 2cm. Tiêu xanh đập giập. Phi 1/2 muỗng súp dầu với 1 muỗng càphê tỏi băm, cho sò điệp vào xào nhanh vừa chín. Trút ra. Tiếp tục phi dầu, cho tiêu xanh vào, cho tiếp ớt chuông, hạt điều, nêm 1/2 muỗng càphê hạt nêm, 2 muỗng súp nước xào cho ớt vừa chín, cho hành tây, sò điệp, hạt điều vào xào nhanh tay, tắt lửa, thêm ớt sợi, hành ngò cắt khúc. Khi ăn dọn chung với nước tương.
Theo: hn.24h.com.vn

Cá lóc nhảy múa

Cá lóc đồng vốn là một loại nguyên liệu thực phẩm cực kỳ ngon. Cá lóc đồng tươi, sống, giãy đành đạch chế biến từ đơn giản đến cầu kỳ, kiểu gì cũng ngon. Người ta chế biến rất nhiều món với loại cá này như hấp bầu, nướng mọi, nướng lá chuối, om nghệ... Và sẽ thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua món cá lóc nhảy múa.
Nguyên liệu: 1,2kg cá lóc sống, 100gr ớt hiểm đỏ, 100gr ớt hiểm xanh,
- Sốt đỏ: 100gr tỏi, 100gr hành, 100gr lá chanh, 200gr nấm kim châm, 100gr bột chiên giòn, 100gr cà ri đỏ, 100gr chanh tươi, 20gr húng lủi.

Thực hiện:
- Cá lóc làm sạch.
- Tỏi,ớt, hành băm nhuyễn, trộn chung với lá chanh chiên, nấm kim châm đã chiên, cà ri đỏ, chanh tươi, húng lủi và bột chiên giòn tạo thành hỗn hợp sốt đỏ.
- Cho cá vào sốt đỏ tẩm ướp, sau đó chiên giòn.
- Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận vị chua, cay, mặn ngọt của cá tươi và gia vị đặc biệt.
Theo: hn.24h.com.vn

Ốc móng tay xào sa tế đầy mê hoặc

Vào quán ăn ốc ở Sài Gòn, bạn dễ dàng có ngay món ốc móng tay xào tỏi, xào rau muống, nướng mỡ hành... Nếu ai ăn cay tốt, nên nhâm nhi món ốc móng tay xào sa tế vào một chiều mưa lành lạnh, sẽ cảm nhận đầy đủ hơn sự độc đáo của nó. Món này không cầu kỳ nhưng rất đắt hàng, lý do là những tín đồ ẩm thực khó có thể từ chối vị ngọt ngọt, dai dai của thớ thịt ốc hòa lẫn trong vị sa tế thơm nồng đầy mời gọi.
Nguyên liệu: 1/2 kg ốc móng tay, 1 muỗng cà phê tỏi bằm, 2 muỗng cà phê sả bằm, 1 muỗng cà phê ớt tươi, 1 muỗng canh dầu màu điều.


Thực hiện:
- Ngâm ốc với nước chanh pha loãng trong khoảng 15-30 phút, rửa lại bằng nước sạch, vớt ra để ráo.
- Tỏi, sả bằm nhỏ. Làm nóng chảo, cho ít dầu vào, phi thơm tỏi, sả, cho ốc, sa tế vào xào nhanh với lửa lớn.
- Nêm gia vị vừa ăn, cho ra đĩa.
-  Ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh hoặc nước mắm chua ngọt.
Theo: hn.24h.com.vn

Vàng ươm cá basa chiên xốt me

Nguyên liệu:
Cá basa phi lê: 350g; Hành tây: 1/2 củ; Hành lá: 2 cây; Ớt sừng: 1 trái; Me vắt không hạt: 50g; Ngò rí, bột năng, tiêu; Đường, nước mắm, dầu ăn; Nước tương; Hạt nêm.
Cách làm:
- Cá thấm khô nước, cắt miếng dài 6cm, ngang 2cm, ướp cá với 1m hạt nêm và 1 ít tiêu, để thấm 15 phút.
- Hành tây cắt hạt lựu. Ớt cắt hình thoi. Hành lá cắt 1cm. Dằm me với 1 chén nước nóng, lọc lấy nước.
- Làm xốt me: xào thơm hành tây, cho 1M đường vào thắng caramel, thêm nước me, nấu nhỏ lửa cho đến khi cạn sệt, nêm 1/2 nước mắm và 1M hạt nêm.
- Lăn cá qua bột năng, chiên ngập dầu đến khi chín vàng, vớt ra để ráo dầu.
- Xào thơm ớt và hành lá, thêm xốt me vào đun sôi rồi cho cá vào đảo đều, tắt bếp.


- Xếp cá chiên ra dĩa, trang trí với ngò rí, ăn với cơm nóng và chấm kèm nước tương.
Mách nhỏ:
- Khi thắng caramel ta nên để lửa nhỏ và thắng vừa tới.
- Thấm khô cá để khi chiên cá sẽ giòn hơn.
Theo: hn.24h.com.vn

Hàu vọng nguyệt gọi trăng rằm tháng 8

Nguyên liệu:
Hàu sữa sống: 1kg; Trứng cút: 5 quả; Thì là: 2 cây; Mù tạc xanh: 1M; Phô mai bột: 1M; Tỏi băm, ớt băm; Muối, tiêu, chanh; Bột ngọt; Xốt.
Cách làm:
- Hàu rửa sạch, tách đôi.
- Thì là rửa sạch, băm nhuyễn.
- Trộn 2M xốt với 1M tỏi băm, 1M thì là băm, 1M mù tạc xanh và 1M ớt băm, một ít bột ngọt, muối, tiêu, cho lên mặt hàu, đập 1 trái trứng cút bên cạnh, đặt lên bếp nướng. Nướng đến khi hàu gần chín thì rắc thêm phô mai bột rồi nướng đến khi chín đều.


Mách nhỏ:
- Ngâm hàu trong nước vài giờ để hàu nhả sạch cát.
- Nên chọn hàu sữa có thịt tròn, màu trắng như sữa.
Theo: hn.24h.com.vn

Cá ba sa cuộn rong biển chiên giòn

Nguyên liệu:
Lá rong biển: 3 lá; Chả cá basa: 200g; Thanh cua Nhật: 100g; Ngò rí cắt nhuyễn ( phần cọng ): 1M; Đầu hành băm nhuyễn: 2M; Dầu ăn, nước mắm, tiêu; Bột ngọt; Bột chiên giòn.
Cách làm:
- Ướp chả cá với 1M tiêu, 1M bột ngọt, 2M nước mắm, 2M đầu hành băm, 1M ngò rí trong 10' cho thấm.
- Đặt mặt láng lá rong biển lên thớt, phết 1 lớp mỏng chả cá , cho thanh cua vào cuốn chặt tay để 10' cho lá rong biển mềm. Cắt cuộn rong biển thành 4 khúc đều nhau.
- Khuấy đều 1 gói bột chiên giòn với 120ml nước để chiên.
- Đun dầu nóng, nhúng từng cuộn rong biển vào bột phủ khắp các mặt, thả vào dầu chiên chín vàng vớt ra để ráo.


Mách nhỏ:
- Để lá rong biển thấm mềm trong 10 phút rồi mới nhúng bột chiên để cuộn rong biển không bị phồng rộp khi chiên.
- Nhúng điều cuộn rong biển vào bột chiên giòn để cuộn rong biển không bị ngấm dầu vào bên trong khi chiên.
Theo: hn.24h.com.vn

Cá chép kho riềng đậm đà hương Bắc

* Nguyên liệu:
- 300g cá chép
 - 200g thịt ba chỉ
- 2 khúc riềng, gừng; 1/2 quả ớt;  một bó nhỏ lá chè tươi
 - Nước mắm, đường, tiêu, bột canh hoặc bột nêm


* Cách làm:
- Cá chép làm sạch, cắt khúc dày vừa, ướp với bột nêm, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Thịt ba chỉ xắt miếng mỏng
- Chè tươi rửa sạch, một nửa xếp xuống đáy nồi, một nửa đem hãm nước. Riềng rửa sạch đem xắt miếng mỏng. Ớt xắt lát mỏng
- Xếp vào nồi lần lượt một lớp chè, một lớp riềng + gừng, thịt, một lớp cá và một lớp riềng trên cùng, chế nước cho xăm xắp cá. Cho nước màu.
-  Cho ½ chén nước mắm + bột nêm + 1/2 thìa đường rồi khuấy đều cho tan và dội lên bề mặt cá.
-  Bắc nồi lên bếp, đun lửa lớn cho sôi, chừng 5 phút cho cá ngấm mắm, muối sau đó vặn nhỏ lửa kho thêm khoảng 45 phút cho đến khi cá chín và thấm gia vị.  Trong khi đun nghiêng nồi cho nước mắm ngấm đều cá, đun liu riu cho đến khi cạn nước, cá có màu cánh gián là được.
- Lưu ý, trong quá trình kho không nên đảo cá và để cá nguội thì mới gắp ra để tránh miếng cá bị vỡ vụn.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn