Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại


Bệnh trĩ, nhà thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại

Trĩ nội:
 được chia làm 4 độ
  • Độ 1: đi cầu ra máu nhưng chưa loài ra
  • Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào
  • Độ 3: đi cầu ra máu, phải nắn hoặc ấn mới thụt vào
  • Độ 4: không đi cầu vẫn loài ra, không thụt vào được

Trĩ ngoại: phía ngoài vành hậu môn tự phồng rộp lên.

Nguyên nhân của bệnh: chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.

-Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.

-Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.

-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may ...

- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

Tác dụng của thuốc: thu sáp, co lại, nhuận tràng, chống viêm, cầm máu.

Dùng để chữa: trĩ nội, trĩ ngoại, dạ dày, chằng, sa ruột ra tử cung ở phụ nữ sinh nhiều con.

Chú ý:
  • Nếu đi cầu táo kết hợp số 15 với số 8 trị táo bón mới hết chảy máu.
  • Nếu đi cầu bị phồng, rát kết hợp số 15, số 8(giải độc) và số 4(chữa phình đại tế bào) mới khỏi.
Thuốc trị bệnh trĩ là thuốc bắc hoàn viên, thường bệnh nhân uống từ 3-5 gói, giá 200 ngàn/gói, thời gian uống khoảng 2-3 tháng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn không tái phái lại, bệnh trĩ khỏi không cần phải mổ.


Nhà thuốc bắc gia truyền Kim Tuấn
Đ/c: A75/6E/17, Bạch Đằng, P.2, Tân Bình, Tp.HCM
Đ/t: 08.3 84 86 280 - 09 18 41 32 80

Email: thuocbackimtuan@gmail.com 

60% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ - Vì sao?

“Thống kê của ngành y tế thì có đến 60% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, một trong những tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người Việt Nam mắc trĩ nhiều như vậy?”.

Theo kết quả một cuộc nghiên cứu được đưa ra gần đây, khoảng 30 - 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ (là sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn) với các triệu chứng chính sau:
Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Có khi máu chảy rất nhiều mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm.
- Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Về sau, khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào mỗi khi đi cầu nữa, mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác: đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau, rát xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.
Các triệu chứng này rất phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt ở xã hội hiện đại, gây ra sự đau đớn, khổ sở, giảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Những yếu tố sau đây được coi là những điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát sinh:
Táo bón kéo dài: Những trường hợp này, mỗi khi đi ngoài, khi rặn nhiều áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, sẽ dẫn đến xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
- Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
Phụ nữ có thai: Sức ép quá mạnh từ bào thai có thể làm bệnh trĩ nặng và trầm trọng hơn.
- Tư thế đứng: tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may,…rất cao
Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những giãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
Vậy những nguyên nhân này xuất phát từ đâu và liệu có thể phòng ngừa? Và nếu đã bị trĩ thì nên điều trị và có lối sống ra sao?
Để giúp người bệnh có thể hiểu rõ hơn về bệnh trĩ, cách phòng và điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp y học cổ truyền. Nhãn hiệu Thuốc tiêu trĩ Safinar phối hợp với báo điện tử Dantri.com.vn, thực hiện chương trình tư vấn trực tuyến mang chủ đề “Phòng và điều trĩ bệnh trĩ bằng y học cổ truyền” vào hồi 14h ngày 06 tháng 11 năm 2013 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về bệnh trĩ của Việt Nam:
- Bác sĩ chuyên khoa II: Hoàng Đình Lân
- Bác sĩ chuyên khoa II: Hoàng Đình Lân
Nguyên chủ nhiệm khoa ngoại, Tổng thư ký Hội Hậu Môn Trực Tràng Việt Nam
- Tiến sĩ: Nguyễn Văn Quân
Phó trưởng phụ trách bộ môn bào chế - Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
- Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Thế Thịnh
Trưởng khoa ngoại - Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
Theo dantri.com.vn

Tìm hiểu bệnh trĩ và bấm huyệt trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ dân gian gọi là “bệnh lòi dom” là bệnh giãn quá mức đám rối tĩnh mạch của vùng hậu môn và trực tràng với hai triệu chứng chính là chảy máu đỏ tươi khi đi cầu và sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. Lúc đầu búi trĩ tự vào được, về sau không vào lại được mà phải lấy tay đẩy vào và cuối cùng không thể đẩy vào được…

Bệnh trĩ, nhà thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả

Bệnh trĩ có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao, nhất là ở lứa tuổi 30 – 60 và nữ giới nhiều hơn nam giới. Người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nguy hiểm nên thường bỏ qua, đồng thời vì bệnh ở vùng kín đáo nên người bệnh ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Bệnh trĩ thường do ba nguyên nhân gây ra:

1. Mắc bệnh kiết lị và táo bón: Ở những người này mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên khoảng 10 lần nên dễ gây ra bệnh trĩ.

2. Tư thế đứng, ngồi: Những người phải thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều như nhân viên bán hàng, vận động viên cử tạ, quần vợt, cán bộ, nhân viên văn phòng, lái xe đường dài…

3. Tăng áp lực trong khoang ổ bụng: Hay gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc, những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính…

Bệnh trĩ có 3 loại:

a. Trĩ nội: Là đám rối tĩnh mạch trĩ nội nằm trong ống hậu môn phình to lên. Có bốn phân độ trĩ nội tuỳ theo triệu chứng sa búi trĩ:

- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, không sa ra ngoài khi đi cầu, triệu chứng chủ yếu là chảy máu khi đi cầu.

- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhưng sau khi đi cầu xong búi trĩ này tự tụt vào.

- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi đi cầu, làm việc nặng hay ngồi xổm búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn, phải dùng tay đẩy mới tụt vào ống hậu môn.

- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ nằm thường xuyên bên ngoài hậu môn, không thể dùng tay đẩy vào được.

b. Trĩ ngoại: Là đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại giãn to nằm dưới da quanh hậu môn, trĩ ngoại không có triệu chứng chảy máu. Khi có biến chứng tắc mạch sẽ phồng to lên và rất đau, không thể ngồi thẳng.

c. Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa trĩ nội độ 4 và trĩ ngoại để thành một khối gọi là trĩ hỗn hợp.

Nguyên tắc điều trị: Bổ khí thăng đề, chỉ huyết, thông kinh lạc.

Nguyên tắc phòng ngừa:

a. Đừng để bị táo bón: Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ (rau các loại), uống nhiều nước. Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà-phê, thuốc lá, tiêu, tỏi, ớt…

b. Không đứng lâu, ngồi nhiều. Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày, tập thói quen đi cầu đúng giờ mỗi ngày một lần.

Điều trị bằng thuốc:

Thuốc ngâm: Hoàng bá 20g, ngũ vị tử 12g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 12g, phèn phi 12g cho vào nồi, đổ vào một lít nước đun sôi lên rồi để nguội tới khi nước còn ấm đổ qua cái thau ngồi ngâm, rửa hậu môn (vừa ngâm, vừa rửa), ngày một lần, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Liệu trình: Đến khi hết bệnh.

Thuốc đắp: Rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra, ngày một lần, mỗi lần từ 30 – 60 phút. Liệu trình: Đến khi hết bệnh.

Thuốc uống: Thăng ma 20g, sài hồ 20g, hoàng kì 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, đương quy 12g, địa du (sao đen) 12g, hoa hòe (sao đen) 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 12g.

Cách sắc thuốc:

Lần một, đổ 3 chén nước sắc còn 7 phân.
Lần hai, đổ 2,5 chén nước sắc còn 5 phân.
Lần ba, đổ 2 chén nước sắc còn 5 phân.
Sắc nước nào, uống nước đó. Uống thuốc còn nóng trước bữa ăn một giờ.
Kiêng: Đậu đen, đậu xanh, rau muống.

Điều trị bằng bấm huyệt

Vị trí huyệt:

Bách hội: Ở vùng đầu, đúng giữa đường chân tóc trán thẳng lên 5 thốn, hoặc chỗ điểm giao hội của đường dọc chính giữa đầu với đường ngang nối hai mỏm vành tai. Chữa bệnh: Trúng phong, sa trực tràng.

Trường cường: Ở chỗ điểm giữa đường nối mỏm xương cụt và hậu môn. Chữa bệnh: Trĩ, sa trực tràng.

Hội âm: Ở chỗ điểm giữa đoạn nối hậu môn và chân bìu dái (nam), chỗ điểm giữa đoạn nối hậu môn và chỗ hợp sau của gai môi lớn âm đạo (nữ). Chữa bệnh: Viêm âm đạo, viêm niệu đạo, kinh nguyệt không đều.

Hội dương: Ở vùng cùng, chỗ mỏm xương cụt ngang ra 0,5 thốn. Chữa bệnh: Khí hư, kiết lị, trĩ, ỉa chảy.

Túc tam lí: Ở vùng trước cẳng chân, dưới huyệt Độc tị 3 thốn, chỗ cách gai trước xương chày 1 khoát ngón tay giữa. Chữa bệnh: Đau gối, liệt chân, đau dạ dày, viêm tuyến vú, ăn không tiêu, táo bón, ỉa chảy. Là huyệt bồi dưỡng tổng quát cơ thể.

Khí hải: Ở vùng bụng dưới, trên đường chính giữa, chỗ rốn thẳng xuống 1,5 thốn. Chữa bệnh: Đau quặn bụng, kinh nguyệt không đều, đái dầm, suy nhược.

Thừa sơn: Ở chính giữa mặt sau bắp chân, chỗ lõm đỉnh góc của hai bắp cơ sinh đôi, ước chừng điểm giữa của hai huyệt Ủy trung và Côn lôn. Chữa bệnh: Chuột rút bắp chân, đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, sa trực tràng, trĩ.

Hợp cốc: Ở mu bàn tay, giữa hai xương bàn tay thứ 1 và thứ 2, chỗ ngang điểm giữa của xương bàn tay thứ 2. Chữa bệnh: Cảm, đau đầu, đau răng, chảy máu cam, đau họng.

Lương y, võ sư NGUYỄN TẤN XUÂN 
Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh).

Những thói quen dễ gây bệnh trĩ

Chứng bệnh gây đau đớn và mất tự tin này thường hình thành do những thói quen xấu kéo dài hàng năm liền. Hiểu rõ chúng, bạn hoàn toàn có thể ngừa bệnh.
1. Ngồi lâu

Theo các nghiên cứu về bệnh trĩ cho thấy, có tới 73% những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ bị mắc phải bệnh trĩ khi lớn tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ này ở những người thường xuyên đi lại và vận động nhiều chỉ khoảng 40-43%.

Các bác sĩ khuyên chúng ta đề phòng bệnh trĩ bằng cách thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc. Không cần đi lại quá nhiều, chỉ cần ít phút đi photo văn bản, lấy nước, đi vệ sinh… miễn là cứ 1 giờ lại có khoảng 5 phút đứng lên đi lại là nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống gần phân nửa.

2. Không trị dứt bệnh táo bón

Nguyên nhân hàng đầu gây ra trĩ là bệnh táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm. Trong một thời gian dài bị táo bón, các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.

4 thói quen vô tình gây bệnh trĩ - 1
Nhíu mày vì lo táo bón phát triển thành bệnh trĩ

Đồng thời chúng có thể bị viêm nhiễm do quá trình đi ngoài khó khăn, không có sự hỗ trợ điều trị của thuốc thang phù hợp dẫn đến tình trạng giãn cơ hậu môn, cuối cùng là mắc phải bệnh trĩ. Vì vậy, nếu bị táo bón, bạn hãy cố gắng trị dứt điểm để tránh bệnh phát triển nặng thành trĩ.

3. Yêu bằng “cửa sau”

Dù là lần đầu tiên yêu bằng cửa sau hay đã quen với việc này thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sau mỗi lần yêu đều rất cao. Vốn dĩ “cửa sau” không được tạo hóa thiết kế phù hợp cho quan hệ gối chăn nên việc bị xước, thủng, rách niêm mạc là điều thường xuyên xảy ra. Nếu khu vực này bị viêm nhiễm, hậu quả sẽ viêm xương chậu, thậm chí cả bệnh trĩ.

4. Ăn uống có hại

Những món ăn gây ra bệnh trĩ bao gồm thức uống có cồn như bia, rượu và những loại thực phẩm nêm nhiều gia vị, ướp nhiều hương liệu. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, ăn nhiều thực phẩm cay và dùng bia rượu có thể dẫn đến táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến bệnh trĩ.


Những thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ theo Đông y cũng là một trong những thực phẩm gây nóng và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Để phòng bệnh, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, những loại hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ như táo, dưa hấu, các loại khoai như khoai lang hay các hạt giàu chất béo có lợi như hạnh nhân.
Theo Ngọc Diệp (Afamily)

Rước họa do cắt trĩ “không đau”

Trên các phương tiện thông tin đại chúng đang quảng cáo rầm rộ các phòng khám Trung Quốc chữa mọi loại trĩ bằng sóng cao tần không đau, không chảy máu, có thể ra viện luôn.
Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, khẳng định, việc quảng cáo chữa trĩ bằng sóng cao tần, không đau, không chảy máu và thích hợp với mọi loại búi trĩ là chiêu nói nửa vời, đánh lừa bệnh nhân. Đối với các búi trĩ to, phức tạp có thể gây nguy cơ chảy máu ồ ạt, là phẫu thuật loại 1, tương đương với cắt dạ dày, chứ không thể “nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu” được.

Rước họa do cắt trĩ “không đau” - 1
Bệnh nhân phẫu thuật cắt trĩ có thể xuất viện sau 1 ngày?

TS Nhâm cho biết, khi ông tiến hành các cuộc phẫu thuật loại này, đều phải có cả ê kíp phẫu thuật như bác sĩ gây mê, phòng mổ có đầy đủ máy móc để hỗ trợ trường hợp cấp cứu. “Hậu môn là vùng nhạy cảm và mạch máu rất nhiều nên bệnh nhân rất dễ ngất, chảy máu” – TS Nhâm nhấn mạnh.

Bệnh viện Trung ương Huế đã nghiên cứu trên 147 bệnh nhân cắt trĩ bằng sóng cao tần, cho thấy thời gian phẫu thuật nhanh nhất là 23,15 phút và lâu nhất là 75 phút. Và trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, 100% bệnh nhân cắt trĩ bằng phương pháp này đều… đau.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh viện đã nhiều lần phải can thiệp các trường hợp bị chảy máu ồ ạt sau khi cắt trĩ ở các phòng khám tư nhân. “Nếu cắt trĩ to tại các phòng khám tư là rất nguy hiểm vì họ không có các máy móc để xử lý các trường hợp bị chảy máu ồ ạt, sốc phản vệ” – ông Hùng khẳng định.

Bác sĩ này khuyến cáo người bệnh cần cảnh giác với những phòng khám tư, thầy lang băm không có trình độ chuyên môn nhưng lại “nổ” nhiều. Điều trị bệnh trĩ không tốn kém, nếu người có BHYT thì được bảo hiểm chi trả gần hết, còn mổ dịch vụ chỉ tốn 3-4 triệu đồng...
Theo Tuấn Kiệt (Dân Việt)

Chị em văn phòng khổ sở vì bệnh trĩ

Trĩ là bệnh nằm ở chỗ kín nên nhiều bệnh nhân, nhất là phụ nữ trẻ có tâm lý ngại ngùng không dám đi khám.

Ngồi nhiều, ít vận động dễ bị trĩ

Ngồi ghế khu vực chờ khám tại một phòng khám đa khoa, một phụ nữ trẻ, xinh xắn, ăn mặc chỉnh chu đang thập thò trước cửa mãi mà không dám vào gặp bác sĩ. Hỏi ra mới biết, chị đến khám trĩ nhưng thấy ngại nên ngập ngừng không dám khám.

Chị Phan Ngọc Mai làm việc văn phòng cho một Công ty truyền thông ở đường Hoàng Ngân gần 5 năm nay. Đặc thù công việc buộc chị phải ngồi nhiều thường xuyên bên máy tính, nhiều hôm chị còn phải gọi cơm hộp về ăn ngay tại chỗ. Có lẽ vì vậy mà dù mới chớm tuổi "băm" nhưng chị đã phải sống chung với bệnh trĩ gần 3 năm.

Chị em văn phòng khổ sở vì bệnh trĩ - 1
Ngồi nhiều dễ mắc bệnh trĩ. (Ảnh minh họa)

Chị cho biết càng để lâu bệnh càng nặng, nhưng bệnh "chỗ đó" tế nhị nên cứ "đánh liều" để kệ, đã nhiều lần định đi khám nhưng rồi lại trì hoãn. Một số người thân thiết biết chuyện khuyên nhủ không được cũng giúp chị tìm các bài thuốc dân gian để chữa bệnh.

Tuy nhiên, bệnh của chị ngày càng nặng hơn, nửa năm nay sinh hoạt hàng ngày của chị bắt đầu gặp trở ngại, sức khỏe giảm sút hẳn. Chị thường xuyên bị chảy máu khi đi vệ sinh, khổ nhất là cả khi ăn, khi ngủ, ngồi làm việc chị luôn cảm thấy đau. Lúc này, chị mới quyết định đến bệnh viện khám.

Theo bác sĩ ngoại khoa Nguyễn Định đánh giá thì có rất nhiều chị em mắc bệnh trĩ, nhưng tương tự chị Mai họ đều ngại không dám gặp bác sĩ để điều trị bệnh sớm. Nên hầu như đều để bệnh nặng rồi mới chịu đi khám. Lúc này cách điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt búi trĩ.

Bác sĩ cũng cho biết, trĩ không phải bệnh nan y khó chữa, giai đoạn đầu chỉ cần uống thuốc cũng có thể khỏi bệnh, để nặng, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần".

Theo bác sĩ Định: "Cũng phải thừa nhận rằng trĩ là bệnh nằm ở chỗ kín nên nhiều bệnh nhân, nhất là phụ nữ trẻ có tâm lý ngại ngùng không dám đi khám. Vì vậy, đa số bệnh nhân đều chờ đến khi không chịu nổi mới nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Và trong số này, không ít người gặp biến chứng rất nguy hiểm như tắc mạch, nứt hậu môn, sa bệnh trĩ, chảy máu cấp tính…"

Bị trĩ, chớ để lâu

"Ngày nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính làm việc tại văn phòng thường ít vận động toàn thân. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Điều đó lý giải tại sao ngày càng nhiều chị em văn phòng mắc bệnh trĩ.

Như trường hợp bệnh nhân Mai do tâm lý e ngại không đi khám và chữa trị kịp thời để xảy ra biến chứng mới tìm đến bác sĩ khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, búi trĩ thò ra ngoài khá dài nên thời gian điều trị sẽ mất nhiều thời gian, tốn kém. Ngoài phẫu thuật, chị phải nằm viện theo dõi biến chứng".

Trước nguy cơ ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ, nhất là giới trí thức, văn phòng mắc căn bệnh khó nói này, bác sĩ Định khuyên chị em văn phòng nói riêng và dân văn phòng nói chung có ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh, cách phòng bệnh tốt nhất là uống nhiều nước, nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, ăn nhiều chất xơ, rau, củ quả, tập thể dục hàng ngày, đi đại tiện đều đặn, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích, hạn chế bia rượu...

Những người ngồi máy tính nhiều nên cứ 1 tiếng lại đứng dậy đi lại, vận động từ 5- 10 phút.

Đồng thời khi có triệu chứng mắc bệnh trĩ cần thăm khám sớm để kịp thời chọn phương pháp điều trị thích hợp, tránh bệnh tái phát.

Bệnh trĩ còn gọi là bệnh lòi dom được tạo thành do các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn bị dãn quá mức.

Bệnh trĩ gồm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa ra ngoài. Trĩ ngoại có thể có khối huyết phát triển rất đau.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ nhưng với chị em văn phòng thì nguyên nhân chủ yếu là do ngồi "yên vị" trong thời gian dài, ít vận động làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Cùng với việc ăn uống tại chỗ, chị em thường ăn đồ khô, ít ăn hoa quả, uống nước không đủ dẫn đến táo bón. Đa số chị em lơ là không chữa trị táo bón, lâu dần chuyển sang trĩ.
Theo Lê Hường (Tri thức trẻ)

Nỗi lo âu của phụ nữ có thai bị bệnh trĩ

Trước đây 2 tháng tôi có điều trị bệnh trĩ nhưng mãi không thuyên giảm khiến tôi rất khó chịu. Xin cho tôi lời khuyên?


Hỏi: Tôi bị ho hơn 2 tuần qua, ho kéo dài liên tục vào buổi tối, mỗi khi nằm ngủ cơn ho lại dữ dội hơn. Tôi uống thuốc được một tuần không thấy khỏi, nên tôi ngừng dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, giờ tôi không biết có cách nào để tôi hết ho, vì mỗi lần ho tôi rất mệt, nước mắt cứ chảy ra. Tôi còn mắc chứng bệnh trĩ. Trước đây 2 tháng tôi đã điều trị căn bệnh này nhưng bệnh tình không thuyên giảm khiến tôi rất khó chịu. Hiện tại tôi mang thai được 27 tuần. Mong chương trình cho tôi lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kittynhu…@yahoo.com.vn
Trả lời:

Xin chào bạn!

Ho kéo dài là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, dạ dày trào ngược, viêm xoang… Nếu bạn không biết rõ nguyên nhân gây ho mà cứ mua thuốc uống bừa bãi thì rất nguy hiểm đến sức khỏe đặc biệt khi bạn đang mang bầu. Việc bạn ngừng sử dụng thuốc sau khi uống một tuần mà không khỏi là hoàn toàn đúng. Việc đầu tiên bạn nên làm lúc này là đến bệnh viện để khám, tìm hiểu nguyên nhân gây ho.

Cùng với đó, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc nam chữa họ rất hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và thai nhi như chữa bằng quất (2 quả quất, 1 thìa đường, vài lát gừng ....đem hấp lên (hấp được trong nồi cơm là tốt và hiệu quả nhất)); lá bạc hà hoặc trước khi đi ngủ nên uống một cốc nước đường nhẹ sẽ giảm được cơn ho trong khi ngủ.



Bệnh trĩ khá phổ biến ở bà bầu. (Ảnh minh họa)

Về căn bệnh trĩ bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:

Trĩ là căn bệnh khá phổ biến - chiếm 50% - ở bà bầu, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Có hai nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là lượng máu tăng và táo bón.

Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, chảy máu lợi hơn do tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch dãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối. Táo bón - một trong những chứng phổ biến khi mang thai - cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm tình trạng trĩ thêm trầm trọng.

Biểu hiện của bệnh là bạn thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng, thậm chí còn chảy máu.

Vậy làm thế nào để giảm đau do bệnh trĩ gây ra mà vẫn an toàn? Dưới đây là những cách chữa bệnh trị khá hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc bạn có thể tham khảo:

- Chườm bằng túi lạnh: Bạn có thể dùng đá lạnh hoặc túi nước lạnh để chườm lên vùng hậu môn hàng ngày để giảm cảm giác đau đớn do sưng tấy.

- Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.

- Tắm nước ấm: tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm không chỉ khiến bạn có cảm giác thoải mái mà còn giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên ngâm mình trong nước ấm hàng ngày.
Bệnh trĩ - Nỗi sợ của bà bầu - 2
Bà bầu không nên ngồi quá lâu.(Ảnh minh họa)

- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.

- Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.
- Tập luyện thể thao cũng là phương pháp hữu hiệu chữa bệnh trĩ. Chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu, tập kegel cũng rất tốt.

- Không nên tự ý dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vì vậy, khi muốn dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chú ý: Nếu đã áp dụng tất cả các cách trên mà bệnh tình không thuyên giảm cộng với hiện tượng ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
(Eva.vn )

Phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh nở.

Điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Sinh nở là thiên chức mà tạo hóa ban cho người phụ nữ. Thật hạnh phúc khi được làm mẹ, được mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh nở cũng kèm theo nhiều nguy cơ cho phụ nữ, trong đó bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhất mang lại nhiều sợ hãi cho phụ nữ giai đoạn này.

Bệnh trĩ và quá trình sinh đẻ.

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

Phụ nữ mang thai làm gì để ngừa bệnh trĩ?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả, không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi xổm, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,...

Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ các thuốc chứa vi chất dinh dưỡng). Chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Phương pháp điều trị trĩ nên lựa chọn => Xem tại đây: http://www.batbenh.com/2012/12/benh-tri-chua-benh-tri-dieu-tri-benh-tri.html

Thuốc trị bệnh trĩ là thuốc bắc hoàn viên, thường bệnh nhân uống từ 3-5 gói, giá 200 ngàn/gói, thời gian uống khoảng 2-3 tháng bệnh sẽ khỏi hoàn toàn không tái phái lại, bệnh trĩ khỏi không cần phải mổ.

Thực phẩm trị bệnh trĩ hiệu quả

Hãy bổ sung 8 thực phẩm trị bệnh trĩ hiệu quả dưới đây vào thực đơn của mình để ngăn ngừa bệnh trĩ.
1. Việt quất

Việt quất luôn là một trong những thức ăn tốt, đặc biệt là những người mắc trĩ. Vì giàu chất sắc, việt quất có thể giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.

2. Quả sung

Sung vốn là liệu pháp chống táo bón hữu hiệu. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu bạn ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, bạn có thể thay thế bằng sung khô.



Sung vốn là liệu pháp chống táo bón hữu hiệu.

3. Rau chân vịt

Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ. Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và  phục hồi ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.

4. Mướp

Xơ mướp thấm hút nước giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất nhầy trong mướp cũng làm mềm đường ruột, trơn nhu động ruột, tránh đau đớn.

8 thực phẩm vàng trị trĩ - 2
Xơ mướp thấm hút nước giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

5. Củ cải đỏ

Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn. Ngoài việc giúp cho chuyển động của ruột tốt, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin, thành phần làm nên màu đỏ tía của củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.

6. Đu đủ

Nếu bạn đang có nguy cơ mắc trĩ hay đã mắc trĩ thì hãy bổ sung ngay loài quả này vào thực đơn hàng ngày vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đu đủ chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón. Đu đủ xanh tốt hơn đu đủ chín.

8 thực phẩm vàng trị trĩ - 3
Đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

7. Mận khô

Rất giàu chất xơ, mận khô có thể giúp làm mềm chất thải bởi vậy sẽ ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, mận khô còn chứa các chất kích thích giúp ruột hoạt động dễ dàng hơn, có lợi cho người mắc trĩ.

8. Gừng, tỏi, củ hành

Cả ba loại củ này đều giúp khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch.

(Theo Gia đình trẻ)

Những lời khuyên giúp giảm đau cho bệnh trĩ


Napoleon từng mắc bệnh trĩ và có thể đó là một nguyên nhân quan trọng khiến ông thua trận Waterloo! Rất nhiều người cảm thấy cực kỳ khó chịu và đau khổ khi mắc phải bệnh trĩ.



Thật kinh khủng và đau đớn khi bắt đầu “hành xự” trong toilet, đối với những người bị bệnh nặng còn gì ngán ngẩm hơn khi phải giải quyết khâu “chỉnh lại tư thế”, vừa đau rát, vừa mất vệ sinh, lại rất tốn thời gian! Cảm giác đày đọa còn hơn ở tù.
Sự tiến bộ y học, kiến thức giờ đây sẽ giúp cho bệnh nhân trĩ giải quyết được vấn đề không khó khăn và tập hợp hàng loạt lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp bạn giảm đi đáng kể đau đớn từ căn bệnh quái ác này.
Lời khuyên cho “cái miệng”.
Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình.
Cứ ngon, cay, chua, ngọt là hợp khẩu vị bạn? Thật tai hại, hợp khẩu vị có thể sẽ trở thành tác nhân khiến cho bệnh trĩ trầm trọng… Hãy ăn uống đúng cách, vẫn ăn ngon nhưng khoa học hơn sẽ giúp bệnh trĩ giảm hoặc tiêu tan khi mới bị.
- Uống nhiều nước, nó sẽ giúp bạn đi tiêu dễ dàng, không bị táo bón hoặc đặc phân, điều này rất có ý nghĩa ngay cả khi mới bị bệnh hoặc khi đang phòng tránh bệnh.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng bệnh trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Ăn nhạt, sử dụng ít muối hơn. Nó giúp cho nước không còn được giữ lại nhiều trong cơ thể (để trung hoà lượng muối). Tránh những chất có vị cay nặng, nóng hoặc chất kích thích như rượu, café. Tại sao lại tránh các chất có vị cay, nóng, nó cũng giống như có một hòn than nóng đi qua hậu môn mỗi khi bạn đi ngoài! Tất cả những chất nói trên làm cho triệu chứng bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.
Rặn và khiêng vật nặng là… giống nhau
Khi rặn, bạn sẽ phải gồng mình lên, khi khiên vật nặng, bạn cũng làm điều tương tự. Bạn thừa hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chính là việc làm cho các tĩnh mạch trở nên bị căng phồng lên. Nếu hệ tuần hoàn bị tăng áp lực, những chỗ “yếu” như các búi trĩ sẽ có thể chuyển trạng thái tệ hơn.
Cũng trong trường hợp này, bệnh trĩ có thể đến từ một nguyên nhân ngớ ngẩn như thường xuyên phải gồng mình lên (giống như khi tập thể hình chẳng hạn)…
Béo hoặc có thai dễ “dính”
Bào thai ngày càng lớn làm sức nặng đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn dễ khiến sinh ra bệnh trĩ. Điều này cũng tương tự như những người bị béo phì. Bạn có thể nằm nghiêng sang trái, nó sẽ giúp giảm áp lực tĩnh mạnh ở hậu môn làm giảm nguy cơ bị trĩ hoặc không làm tăng nặng bệnh.
Kem thoa trĩ (Protolog) và tác dụng
Thực tế nó là một loại thuốc giảm đau, và không có tác dụng chữa bệnh. Bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ khi bệnh nặng hơn hoặc mua đúng loại thuốc điều trị tận gốc bệnh trĩ.
Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh
Đó là một thói quen cực tốt. Rửa hậu môn không chỉ sạch hơn, nó còn giảm đáng kể đau đớn khi bị bệnh trĩ. Việc lau chùi bằng giấy khô sẽ làm bệnh trầm trọng hơn và tất nhiên, bạn sẽ bị đau rát. Nếu bạn không có điều kiện rửa hoặc chỉ đơn giản là không thích, bạn có thể nên dùng loại giấy có độ ẩm (loại sử dụng để lau mặt, có giữ ẩm).
Ngâm nước muối ấm
Ngâm nước muối âm khoảng 15 phút mỗi ngày có thể xoa dịu nỗi đau đớn khi bị trĩ. Nhiều bác sĩ có lời khuyên này dựa vào kinh nghiệm của họ trong nhiều năm. Bạn có thể thực hiện việc này rất đơn giản bằng chầu nước hoặc sử dụng bốn tắm nếu có.
Sinh hoạt và tập luyện khoa học
Bạn có thể sẽ không tin rằng công việc đứng lâu, ngồi lâu sẽ dễ bị trĩ, nhưng sự thật là như vậy. Các công việc đứng lâu hoặc ngồi lâu sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu và căng tĩnh mạch trĩ.
Các bác sĩ khuyên dùng bệ xí bệt, tăng cường vận động cơ bắp một cách khoa học, kiên trì tập luyện một môn thể thao đều và liên tục. Bơi lội luôn là một môn thể thao được để nghị để phòng bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy bộ, đi bộ cũng có các tác dụng khác nhau.
Một yếu tố nữa đó là chọn một giờ “hợp lý nhất” để dần dần chuyển qua đi đại tiện vào đúng giờ đó, mỗi ngày nên đi một lần.
Hạn chế sinh hoạt tình dục nếu bị trĩ hoặc bệnh đang nặng hơn.
Biện pháp không dùng thuốc
Tập khí công, có thể áp dụng các phương pháp như:
- (1) đứng thẳng, khớp gối duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ôm lấy khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn co lên, giữ càng lâu càng tốt, mỗi ngày tập 2 lần;
- (2) có thể nằm, ngồi hoặc đứng, dùng ý niệm để co thót hậu môn hoặc thả lỏng hậu môn. Khi hít vào thì co thót hậu môn, khi thở ra thì thả lỏng hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 20 lần;
- (3) Toàn thân thả lỏng, tưởng tượng có một khối khí nhỏ ở giữa bụng, đẩy khối khí này quay quanh rốn 36 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi nhập vào đan điền. Làm liên tục 3 lần như vậy, chú ý giữ ý niệm ở đan điền khoảng 3 phút, thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút, mỗi ngày tập hai lần.
Theo: Suckhoedoisong.vn

Biểu hiện của bệnh trĩ thường gặp


Chúng ta có thể phát hiện sớm bệnh trĩ dựa vào các biểu hiện sau:
1. Chảy máu: Chảy máu khi đi cầu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên và xuất hiện kể cả khi bạn không bị táo bón thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.
 2. Sa trĩ: Là triệu chứng khi bệnh trĩ đã nặng hơn. Khi bị sa búi trĩ, lúc đầu tự búi trĩ rút lên được, nhưng sau đó phải có sự tác động mới co lên được. Lúc này, bệnh sẽ gây ra sự khó chịu đáng kể cho người bệnh.
3. Các triệu chứng khác: Đôi khi có thể chỉ có càm giác cồm cộm, nhưng cũng có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng gây ra cảm giác vừa đau vừa khó chịu như:
 - Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn
 - Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằn trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
 Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải thường xuyên chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi vì, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát

Bài thuốc kết hợp từ những cây dược liệu quý chữa trĩ tận gốc

Bài thuốc kết hợp từ những cây dược liệu quý chữa trĩ tận gốc của người Mường. Mặc dù chúng ta có thể chữa trĩ bằng nhiều cách những cách nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Các bài thuốc gia truyền cũng được sử dụng nhiều nhưng chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu chính xác cả!
Từ thị trấn Kim Bôi (Hòa Bình) về bản Lầm Ngoài, xã Nuông Dăm chỉ khoảng 30km nhưng chúng tôi cũng phải đi xem máy tới gần 2 tiếng đồng hồ, lội qua 3 con suối, băng qua 5 cánh rừng mới đặt chân được đến nơi. Được biết vùng đất Kim Bôi vốn là 1 trong 4 xứ Mường Vang nổi tiếng (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Ở đây không chỉ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo của người Mường mà còn lưu giữ những bài thuốc quý dân gian chữa khỏi những căn bệnh mà người miền xuôi vẫn còn đang loay hoay tìm cách chữa trị.
Bài thuốc kết hợp từ những cây dược liệu quý
Đó là ông lang Bùi Văn Tô, 50 tuổi, trú tại bản Lầm Ngoài, xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Nhìn thấy chúng tôi quần áo lấm lem bụi đất, ông Tô biết là khách ở xa đến nên mời vào nhà và còn cẩn thận bảo cô con gái út dẫn chúng tôi ra bể nước rửa mặt mũi chân tay. Nghĩ là người bệnh đến lấy thuốc, ông Tô liền hỏi: “Các chú bị bệnh gì mà lặn lội từ xa đến đây?”. Sau khi đặt ba lô xuống, chúng tôi nói rõ với ông về mong muốn tìm những bài thuốc quý dân gian để giới thiệu với bạn đọc, nhất là những người chẳng may mắc bệnh có điều kiện được chữa trị.
Ông Tô bên những cây dược liệu.

Từ lâu, đồng bào vùng cao sống trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, lại thường xuyên ở nơi “rừng thiêng núi độc”, do vậy để thích nghi người dân nơi đây đã tìm ra nhiều cây dược liệu và cách chế những bài thuốc dân gian để chạy chữa cho chính những người thân trong gia đình và cho bà con trong bản, trong vùng. Ông Tô cười khà khà nói với chúng tôi: “Ở đây là vậy, từ nhiều đời nay cha ông chúng tôi đã truyền lại, chứ có được qua trường lớp nào đâu”.

Qua trò chuyện được biết bài thuốc của gia đình ông do các cụ truyền lại từ đời này qua đời khác, nhưng cụ thể là từ đời nào thì ông chẳng nhớ. Các bài thuốc gia truyền nhà ông có thể chữa được bệnh xơ gan, bệnh máu nhiễm mỡ, sỏi thận và viêm khớp. Nhưng được nhiều người biết đến nhất là bài thuốc chữa bệnh trĩ. Người dân địa phương thì gọi đó là bệnh “lòi dom”. Hiện nay, có rất nhiều người mắc bệnh trĩ, nhất là tại các thành phố lớn, phần lớn trong số họ đều đang loay hoay tìm cách điều trị rứt điểm, kể cả phẫu thuật cắt bỏ.
Tuy nhiên, ông Tô lại khẳng định: “Cái bệnh này có gì khó cơ chứ chỉ chịu khó uống thuốc trong thời gian 3 tháng đồng thời kiêng kị chất tanh như tôm cua cá, kể cả thịt bò, thịt gà, chỉ nên ăn thịt nạc thăn sau khi đun kỹ. Trong thời gian này, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn như rau xanh, trái cây để đi cầu dễ dàng, tránh ăn các thức ăn có nhiều gia vị nhất là ớt tiêu, tuyệt đối không dùng các thức uống có cồn và bia. Cần có cuộc sống điều độ, tránh căng thẳng và tránh các môn thể thao vận động mạnh... thì chẳng mấy mà khỏi dứt điểm”.
Nhưng còn với những bệnh nhân nặng thì cần phải được ông thăm khám và có cách điều trị riêng, đặc biệt với từng trường hợp. Khi tìm hiểu về những vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh trĩ ông không hề có ý giấu giếm dù đó là bài thuốc gia truyền của gia đình. “Các cây thuốc thì dễ kiếm, nhưng việc kết hợp chúng với nhau mới là điều quan trọng. Đối với từng trường hợp bệnh cụ thể có thể tăng hoặc giảm các vị thì bài thuốc mới đem lại kết quả, người bệnh mới khỏi được bệnh”, ông Tô cho biết.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ của gia đình ông gồm các loại: Cây ngái, cùn gấc, rạch gấc, xạ đen, xạ vàng chủ yếu là ông tìm trên những cánh rừng già quanh bản. Sau khi lấy về ông Tô rửa sạch, chế biến rồi phơi khô nên có thể để được lâu. Về việc uống thuốc cũng rất đơn giản mỗi ngày bốc một vốc tay chặt rồi bỏ vào siêu đổ chừng 1 lít nước đun sôi khoảng 5 phút thì bắc ra uống thay uống nước hàng ngày. Uống hết lại tiếp tục đun như vậy cho đến khi siêu thuốc nhạt nước thì thôi.
Qua tìm hiểu, bệnh trĩ không trừ một ai kể cả những người bị bệnh viêm phế quản mạn, dãn phế quản nên bị tăng áp lực xoang bụng do lao động nặng, do ho cũng có thể bị bệnh trĩ. Nhất là những người ít vận động hoặc làm việc với tư thế đứng lâu hoặc ngồi nhiều suốt ngày như thợ may, nhân viên văn phòng thì nguy cơ bị bệnh càng cao. Đặc biệt ở ở phụ nữ mang thai với tử cung lớn dần chèn ép các tĩnh mạch trĩ gây ứ đọng máu trong tĩnh mạch. Khi bệnh mới biểu hiện thường khó phát hiện nhưng đến giai đoạn sưng, ngứa, đau hậu môn và nặng nhất là chảy máu ngoài khi đi cầu thì đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí nguy hiểm hơn là dẫn đến ung thư trực tràng.
Những trường hợp này ngoài việc uống thuốc ông Tô còn dùng các loại lá cây thuốc đắp trực tiếp vào hậu môn. “Riêng việc này thì tôi không thể tiết lộ được nhưng đảm bảo dù có bị trĩ lồi ra ngoài tôi chỉ cần đắp lá thuốc trong vòng 3 ngày là đi lại bình thường được”, ông Tô nói.

Ông lang của bệnh nhân nghèo
Để minh chứng điều mình nói, ông đưa ra cho chúng tôi xem một cuốn sổ dày cộp ghi rõ ràng địa chỉ và bệnh tình của những người mắc phải căn bệnh này đã được ông chữa khỏi: Từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Ninh, Hải Phòng... Với ông Tô, bốc thuốc chữa bệnh như cái nghiệp của mình nên ông không từ chối bất kỳ bệnh nhân nào đến nhờ ông giúp. Ông nhớ lại trong một lần lên bệnh viện thăm người thân. Lúc ngồi ở sân bệnh viện trò chuyện với một người đàn ông tầm tuổi ông. Qua câu chuyện được biết tên người đó là ông Đinh Công Bính, 55 tuổi người xã Tây Phong, Cao Phong,  Hòa Bình lên điều trị bệnh trĩ nhưng đã qua nhiều lần đi lại bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Ông Tô chỉ nói: “Nếu anh để tôi điều trị bệnh của anh sẽ khỏi”.
Nhưng cũng phải hơn 2 tháng sau ông Bính mới tìm đến nhà ông ở Nuông Dăm. Lúc này bệnh đã nặng hơn rất nhiều, bởi theo lời kể của người bệnh thì mỗi lần đi cầu ông cảm giác là ruột muốn tuột hết ra ngoài. Được ông Tô bốc thuốc chỉ sau 2 tháng uống tích cực ông Bính đã khỏi bệnh và đến tận giờ ông vẫn đến lấy thuốc về để uống phòng xa. “Tôi bảo ông ấy bệnh khỏi rồi không cần uống nữa nhưng ông ấy không chịu. Sau này tôi đành phải cắt các loại thuốc mát cho ông ấy uống”, ông Tô cho biết.
Chúng tôi tìm đến nhà chị Bùi Thị Dinh, 35 tuổi, người cùng địa phương, mắc phải căn bệnh khó nói nên hai vợ chồng anh chị ngại không cho chụp ảnh. Theo lời kể của anh, khi chị khi sinh cháu thứ 2 thì bị bệnh trĩ nặng. Nhà nghèo nên không có tiền đi bệnh viện. Lúc này chồng anh Bùi Văn Toản 36 tuổi (chồng chị Dinh) mới đến nhờ ông Tô chữa bệnh cho vợ mình.
Anh kể: “Khi tôi đến tìm ông Tô thì vợ tôi không ngồi, không đứng được chỉ nằm một chỗ, vô cùng đau đớn. Dưới mông lúc nào cũng phải buộc mấy lần khăn, có lúc lồi lên thành một búi to”. Sau khi thăm khám ông Tô nói với với tôi: “Chú cứ đi lấy cho tôi chiếc lá rong rừng rồi rửa sạch đem về đây. Ông lấy lá thuốc tươi mang theo để vào lá rong rồi yêu cầu vợ tôi ngồi lên. Sau đó, kết hợp với thuốc uống ông Tô cho chị về và nói: “Cứ yên tâm chỉ sáng mai đâu sẽ vào đó”. “Thật kỳ lạ buổi sáng hôm sau vợ tôi hết đau có thể đi lại bình thường, búi to dưới mông cũng biến đâu mất. Để trả ơn ông tôi mua cân hoa quả, bắt con gà sống sang nhưng nói mãi mà ông không nhận, chỉ lấy cân hoa quả. Vợ chồng tôi mang ơn ông lắm”, anh Toản vui mừng nói.
Ông Bùi Xung Kích – Trưởng trạm y tế xã Nuông Dăm - cho biết: “Đối với người dân vùng cao của huyện Kim Bôi, trong dân gian vẫn còn lưu giữ những bài thuốc quý, nhất là việc dùng các loại cây dược liệu trên rừng để điều trị những bệnh thông thường. Trường hợp ông lang Bùi Văn Tô ở bản Lầm Ngoài với bài thuốc của mình đã chữa được nhiều người khỏi bệnh mà hiệu quả nhất là bệnh trĩ. Rất mong có những công trình nghiên cứu về các bài thuốc quý dân gian ở xứ Mường Vang để giúp cho nhiều người có cơ hội được chữa khỏi bệnh”.

Biến chứng nguy hiểm khi chữa trĩ bằng thuốc của lang băm

Biến chứng nguy hiểm khi chữa trĩ bằng thuốc của lang băm. Vì bệnh ở chỗ khá nhạy cảm nên nhiều người có tâm lý e dè không đến bệnh viện (BV) mà tìm đến đắp lá, bôi thuốc của 'lang băm' dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.


Nhiều người bị biến chứng khi trị bệnh trĩ bằng cách đắp lá, bôi thuốc của các 'lang băm' - Ảnh minh họa: H.M
Hẹp hậu môn do đắp, bôi thuốc
Cách đây một tuần, phòng khám khoa Hậu môn - Trực tràng, BV Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 37 tuổi (ở Trà Vinh) đến khám với biến chứng loét, hẹp hậu môn, không thể đại tiện.
Bệnh nhân khai với bác sĩ, do đi cầu chảy máu, sau đó thấy sa ra búi trĩ nên rất lo lắng nhưng ngại đi BV. Thấy người làng 'mách nước' đến thầy lang nên bệnh nhân đi bôi thuốc gia truyền.
Tuy nhiên sau khi bôi thuốc thì bệnh nhân thấy đi cầu khó khăn hơn, phân càng ngày càng nhỏ. Cho đến khi không thể đi cầu được nữa bệnh nhân đành phải cấp tốc đến BV khám. Các bác sĩ đã phải tiến hành phẫu thuật tạo hình hậu môn để bệnh nhân có thể đi cầu được.
Bác sĩ Dương Phước Hưng, Trưởng khoa Ngoại 1, Trưởng phân khoa Hậu môn - Trực tràng, BV Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trung bình một tháng, phòng khám Hậu môn - Trực tràng của BV tiếp nhận vài trường hợp đắp, bôi thuốc gia truyền chữa trĩ gây ra biến chứng nhiễm trùng hậu môn hay hẹp hậu môn.
Để phòng bệnh, điều đầu tiên là nên tránh đứng hay ngồi lâu. Người lái xe, thợ may, dân văn phòng… là những đối tượng có nguy cơ cao bị trĩ vì thế cần phải cố gắng đi lại ít nhất là vài phút để máu lưu thông tốt. Ngoài ra, phải tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ quả hay thức ăn có tính thanh nhiệt, nhuận tràng
Bác sĩ Dương Phước Hưng
Hẹp hậu môn là biến chứng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Nhiễm trùng hậu môn nếu không điều trị đúng thời điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn như nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Hưng cũng từng điều trị cho một phụ nữ chích xơ trĩ bị biến chứng rò trực tràng âm đạo làm phân trào qua âm đạo.
"Nhiều bệnh nhân khi đã đến khám do biến chứng đều cho biết vì bệnh ở vùng nhạy cảm nên họ mắc cỡ, ngại nên mới tìm đến đắp lá, bôi thuốc của các thầy lang", bác sĩ Hưng cho hay.
Bệnh nhân thường được cho đắp lá, bôi thuốc hoặc chích trực tiếp vào búi trĩ. Do thuốc không hề qua kiểm nghiệm hay cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nên gây ra các biến chứng đáng tiếc.
“Không phải cứ thấy lòi búi ra là nói bị trĩ”
Bác sĩ Hưng cũng chia sẻ, nhiều trường hợp xảy ra biến chứng còn do điều trị sai khi hiểu nhầm trĩ với các bệnh lý khác về đường hậu môn.
“Không phải cứ thấy lòi búi ra là nói bị trĩ. Nếu điều trị sai bệnh hậu quả lại càng nặng nề”, bác sĩ Hưng nói.
Triệu chứng chảy máu và có búi lòi ra như trĩ có thể gặp ở các trường hợp bị nứt hậu môn, sa trực tràng, polyp, ung thư trực tràng hậu môn…
"Với bệnh nhân bị sa trực tràng mà áp dụng cách chữa trĩ như trên sẽ gây hoại tử, nếu là nứt hậu môn thì vô tình làm hậu môn càng hẹp hơn, còn nếu đó là polyp thì sẽ kích thích polyp nhanh tiến triển thành ung thư", bác sĩ Hưng nói.
Trung bình một ngày, phòng khám Hậu môn - Trực tràng của BV Đại học Y dược TP.HCM khám cho khoảng 70 bệnh nhân bị trĩ (chiếm khoảng gần 80%). Không ít bệnh nhân cứ khăng khăng với bác sĩ mình bị trĩ khi không biết rằng có nhiều bệnh có biểu hiện giống hệt trĩ.
Vì vậy, bác sĩ Hưng khuyến cáo bệnh nhân khi có triệu chứng như chảy máu hay có búi lòi ra ở hậu môn cần đến BV khám sớm để bác sĩ loại trừ các bệnh lý khác với trĩ.
Hà Minh

Căn bệnh dễ mắc phải của các bà bầu!

Khi phụ nữ mang bầu thì sẽ có rất nhiều điều lo lắng. Chính vì vậy hãy cẩn thận và theo dõi mọi dấu hiệu bất thường trong thời kỳ mang thai. Những bệnh lý khiến bà bầu lo lắng trong thai kỳ. Trong thai kì, có một số tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy lo lắng. Nhận biết được những điều này sẽ giúp mẹ có một thai kì khỏe mạnh.
4 bệnh thường xảy ra trong thai kỳ khiến mẹ bầu lo lắng
nh minh họa: Internet

1. Viêm bàng quang

Sàn chậu là phần đáy khung chậu, cấu thành bởi các cơ và dây chằng có nhiệm vụ giữ cho khung chậu cố định. Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra mạnh hoc-môn relaxin để làm mềm cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho em bé chào đời. Chính vì vậy sàn chậu bị kéo căng và yếu đi, có nghĩa là bạn có khả năng bị són tiểu hoặc vi khuẩn có thể dễ xâm nhập vào tử cung. Vì vậy viêm bàng quang rất dễ xảy ra. Nên hỏi bác sỹ trong trường hợp muốn dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và uống nước ép quả nam việt quất có thể khắc phục được vấn đề.

2. Viêm âm đạo do vi khuẩn

Nếu âm đạo của bạn có mùi như mùi amoniac thì có thể bạn đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn – một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi sự phát triển quá mức của một số sinh vật trong âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến sinh non. Vì vậy, nếu mẹ bầu cần được điều trị trong quá trình mang thai nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo.

3. Nhiễm nấm men

Do âm đạo là một môi trường có tính axit, việc thay đổi cân bằng pH có thể làm giảm số lượng vi khuẩn bảo vệ  của âm đạo. Thêm nữa, cùng với sự gia tăng lượng đường trong dịch tiết âm đạo xảy ra trong quá trình mang thai là nguyên nhân phát triển của nấm men.
Nếu bị ngứa, khó chịu hoặc phát ban vùng kín, khí hư màu trắng như bột có thể là bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín. Bệnh này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho bạn và em bé, tuy nhiêm để lâu sẽ gây khó chịu. Phụ nữ mang thai cần đi khám và tư vấn sử dụng các loại thuốc chống nấm để điều trị.

4. Bệnh trĩ

Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Và cần phòng tránh chữa trị trĩ nội là bệnh dễ gặp nhất
Ngoài ra khi bạn cố gắng thải phân (các bà mẹ trong thời kì mang thai thường hay bị táo bón), các tĩnh mạch trĩ sưng lên này còn có thể chảy máu và gây đau đớn.
Vì thế, các mẹ cần uống nhiều nước, đảm bảo cung cấp đủ 25gram chất xơ mỗi ngày. Để giảm bớt đau đớn khi bị trĩ có thể ngâm hậu môn trong nước ấm có pha môt chút muối.
Gia Hân
Theo Fitpregnancy
Yeutretho/Seatimes