Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn món ăn châu á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn món ăn châu á. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách làm kim chi cải thảo hầm đậu phụ

Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc có vị chua cay, thơm giòn rất thú vị. Kim chi cải thảo hầm đậu phụ hương vị nhẹ nhàng, ngọt dìu dịu cũng rất hợp.
Kim chi cải thảo hầm dưa chuột
Kim chi cải thảo hầm dưa chuột
Nguyên liệu cho Kim chi cải thảo hầm đậu phụ:
  • Kim chi cải thảo 1 bát
  • Đậu phụ
  • Nấm trắng 15 cái
  • Húng quế
  • Hạt nêm, đường, ớt bột Hàn Quốc

Cách làm Kim chi cải thảo hầm đậu phụ:
  • Kim chi cải thảo cắt ngang thành nhiều khúc 2cm.
  • Đậu phụ cắt miếng vuông. Nấm trắng rửa sạch thái đôi.
  • Đặt chảo lên bếp, phi ít đầu hành trắng trong dầu nóng cho thơm rồi cho kim chi cải thảo vào xào, rắc ớt bột đỏ, thêm nửa bát nước. Đun sôi rồi nhỏ lửa âm ỉ.
  • Cho tiếp nấm trắng và đậu phụ vào, rắc chút hạt nêm, tí xíu đường, nếu kim chi chưa chua thì không cần cho thêm đường mà cho chút xíu dấm.
  • Đun sôi lửa vừa đến khi nước cạn bớt, nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp. Rắc lá húng quế lên trên.
  • Múc ra bát, dùng nóng.

Cá linh chiên khoai lang miệt đồng


Cá linh chiên khoai lang cuốn lá cóc non chấm với mắm tỏi ớt ăn hoài không chán!
Tháng 9, 10 âm lịch miền Tây đã vào sâu mùa nước nổi. Lũ về tràn khắp ruộng đồng. Cảnh đêm vùng đồng bằng mùa này thường sinh động hơn hẳn với những chiếc xuồng ba lá lấp lánh ánh đèn, ngư dân giăng lưới, thả câu…
Đặc biệt cá linh lúc này đã “già lứa”, con nào con nấy lưng xanh lơ, vảy nhuyễn màu bạc óng, vây và đuôi vàng rực. Cá lớn cỡ ngón cái, mập béo, ngọt… như phù sa.
Cá linh được cư dân miền Tây chế biến nhiều món hấp dẫn như chiên giòn, kho mía, kho mắm, nấu canh chua bông điên điển… Món nào cũng đậm đà hương vị sông nước miệt đồng.

Cá linh chiên khoai lang sợi cuốn với lá cóc ăn hoài không ngán.
Còn ở chốn phồn hoa đô hội, cá linh nay được chế biến – ngoài những món ngon quen thuộc nêu trên – có phần cầu kỳ hơn. Theo bếp trưởng Bảo Trân của khách sạn Palace, một trong những món chế biến cầu kỳ theo kiểu mới đó là cá linh không cần đánh vảy, lấy mật, chỉ cần ngâm qua nước muối cho sạch nhớt. Để làm món cá linh chiên giòn cần thêm khoai lang bí Vĩnh Long. Khoai lang bí có vị ngọt bùi, khi chiên dễ giòn, đánh bột với trứng rồi cho cá linh và khoai lang cắt sợi cỡ đầu đũa, dài bằng con cá vào trộn đều. Dùng muỗng múc từng phần cá linh và vài sợi khoai cho vào chảo chiên ngập dầu, thấy khoai chín vàng là được.
Cá linh chiên khoai lang giòn cuốn với lá cóc non chấm nước mắm tỏi ớt. Cá mềm ngọt lịm lẫn chút nhân nhẫn đắng của ruột cá, khoai lang giòn thơm, lá cóc non chua chua mà nên chuyện cho khẩu vị. Cá linh chiên khoai lang ăn chơi, nhóc nhách hoài trong miệng vẫn chưa thấy ngán.

Dưa góp thập cẩm


Nguyên liệu:
Ngồng tỏi: 100g
Su hào: 100g
Cà rốt: 100g
100g củ cải, 5 trái ớt hiểm, 1 lít nước lọc, 500ml giấm gạo, 500g đường, 100g muối, 20ml nước cốt chanh

Cách làm:

Ngồng tỏi tước vỏ, rửa sạch, thái con chì. Ngâm tất cả vào nước muối loãng.
Quậy đều nước lọc với giấm gạo, đường, muỗi, nước cốt chanh. Cho ngồng tỏi, cà rốt, su hào, củ cải, ớt hiểm vào hỗn hợp nước giấm, ngâm trong khoảng 3 giờ là có thể dùng được.
Khi ăn cho dưa góp vào đĩa, ăn kèm với các loại thịt nướng, chiên rất ngon.

Mách nhỏ
: Su hào chọn củ còn non, ăn sẽ không bị xơ. Dưa góp nếu không dùng hết 1 lần nên để tủ lạnh cho dưa không tiếp tục lên men chua và có độ giòn.

Đậu phụ chua ngọt

Món “pho mát của châu Á” này là thực phẩm giàu protein và rất bổ dưỡng.
 Hàm lượng protein chất lượng cao ở đậu phụ có thể thay thế cho thịt trong nhiều món chay. Vì vậy, đây thực sự là món ăn có giá trị dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong giai đoạn đang phát triển. Hãy thử chế biến đậu phụ cùng Food-4tots nhé!
Nguyên liệu:
 200g đậu phụ; 50g thịt lợn băm; 30g hành đỏ; 2 muỗng xúp ngô ngọt; 1/2 thìa cà phê xì dầu và bột bắp;
Gia vị: 4 muỗng xúp sốt cà chua (ketchup); 1 thìa cà phê xốt mận; 1 thìa cà phê đường; 50ml nước; Một chút muối.

Thực hiện:
1. Ướp thịt băm với 1/2 thìa cà phê xì dầu và 1/2 thìa cà phê bột bắp trong khoảng nửa giờ.
2. Đậu phụ rửa sạch nhẹ nhàng, dùng giấy thấm thấm khô. Sau đó cắt thành hình chữ nhật.
3. Đổ dầu vào chảo đun nóng, rán vàng đậu phụ, rồi cho ra đĩa.
4. Tiếp tục đổ thêm dầu vào chảo, phi thơm hành, cho thịt vào đảo đều.
5. Trộn đều tất cả gia vị và đậu phụ với nhau. Đổ tất cả vào thịt, đậy nắp, đun nhỏ lửa. Khuấy đều và nấu cho tới khi nước xốt đậm đặc
.

Cà tím sốt tôm thịt

Món này làm rất nhanh và dễ, miếng cà tím sau khi nấu chín mềm nhưng không nát, thấm gia vị, ăn rất ngon.
Nguyên liệu:
 Cà tím 1 quả (chọn loại cà tím dài); 100g thịt nạc bằm; 200g tôm nõn đã bóc vỏ; Vài cọng hành lá; Nửa củ hành tây; 3 tép tỏi; Gia vị: hạt nêm, dầu hào, xì dầu; Chút bột ngô.

 Cà tím xắt thành miếng dài chừng 2 đốt ngón tay, ngâm với nước muối loãng, vừa để cà thấm mặn vừa để cà không bị thâm.
Cách làm:
Hành tây, tỏi bằm nhỏ, ướp thịt với chút hạt nêm và xì dầu.
Ướp tôm với hạt nêm, tiêu.
Phi thơm hành tỏi.
Cho thịt vào xào trước, tiếp theo đến tôm:
Thêm tiếp cà tím vào đảo đều, nêm gia vị vừa miệng, thêm chút xíu nước:
Chuẩn bị 1 bát con: cho 1 chút bột ngô hòa tan với 1 ít nước lọc, cho thêm 1 chút tương ớt vào bát để hỗn hợp có màu hồng đẹp. Khuấy đều.
Đỗ hỗn hợp bột ngô tương ớt đã hòa tan và chảo đang nấu, đảo đều, nhẹ tay.
Đun thêm khoảng 2 phút nữa cho cà chín mềm và ngấm gia vị. Các bạn yên tâm, sau giai đoạn này cà không bị nát nữa.
Trước khi bắc ra khỏi bếp cho hành hoa đã thái  dài 1 đốt ngón tay vào, đảo đều rồi rắc tiêu, ăn nóng.
Món ăn tuy đơn giản mà lại rất thơm ngon, đậm đà và đưa cơm lắm các mẹ ạ. Chúc cả nhà mình có một bữa tối thật vui và ngon miệng nhé!

Cua rang muối kiểu Hồng Kông

Nguyên liệu
Cua gạch hoặc cua thịt; hành tây; đầu hành; hành tím; tỏi, ớt xay; đường; bột nêm; nước tương; dầu hào; ½ chén nước dùng; dầu ăn; chanh.

Thực hiện:
- Cua rửa sạch, chặt làm bốn. Hành tỏi băm nhuyễn, hành tây lột vỏ, chẻ nhỏ. Bắc chảo dầu nóng, chiên cua sơ cho vừa chín, vớt ra, để ráo dầu.
- Phi hành tỏi, ớt xay cho thơm, cho cua vào chảo, nêm gia vị gồm bột nêm, nước tương, dầu hào, ớt bằm và một chút đường, đảo đều tay.
- Cho tiếp đầu hành, hành tây và nước dùng vào. Đảo đều đến khi nước cạn, nêm nếm lại lần nữa cho vừa khẩu vị, tiếp tục xào đến khi cua thật khô.

Trình bày:
 Bày cua ra đĩa, trang trí. Dùng nóng, chấm với muối tiêu chanh.
Theo: hn.24h.com.vn

Cơm chiên kim chi: Ngon khó cưỡng

Nguyên liệu: 1 tô cơm trắng, 2 cây xúc xích,  1/4 củ hành tây, 1 cây hành lá, 50gr kim chi, 2 quả trứng gà, 1 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh dầu vừng (mè), 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm ngon.
Thực hiện:
- Thái hạt lựu tất cả nguyên liệu hành tây, hành lá và kim chi.
- Cơm trắng xới tơi ra để nguội.
- Cho dầu ăn vào chảo, đập 1 quả trứng vào chiên mỏng, xắt hạt lựu.
- Tiếp tục phi thơm hành tây và đổ cơm trắng vào đảo đều.
- Nêm nước mắm, hạt nêm, kim chi vào cơm, trộn đều tay cho ngấm gia vị.

 Thêm xúc xích cắt lát mỏng, hành lá, chút xì dầu, dầu vừng vào đảo lại lần nữa, nhấc chảo xuống.
Theo: hn.24h.com.vn

Canh kim chi thịt bò

Nguyên liệu:
Bắp bò: 300g; Kim chi nguyên cây: 300g; Nấm đông cô khô, ngâm nở; Boa rô: 2 cọng; Ớt sừng; Tỏi: 5 tép; Hạt nêm.
Cách làm:
- Bắp bò cắt khối vuông 3cm, ướp với 1M hạt nêm, 1/2M tiêu và 1M đường. Tỏi đập dập.
- Kim chi cắt khúc 5cm, giữ lại nước kim chi.
- Nấm đông cô ngâm nở, cắt bỏ chân, trộn với 1/2M hạt nêm.
- Hành boa rô cắt xéo, ớt sừng đập dập, cắt đôi.
- Cho 1 lít nước vào nồi áp suất, cho bắp bò, tỏi, nước kim chi và nấm đông cô vào nấu khoảng 20 phút cho thịt bò mềm. Thêm kim chi, hành boa rô và ớt sừng vào nồi, nấu thêm 5 phút, tắt bếp.


Mách nhỏ:
- Cho tỏi đập dập vào làm tăng hương vị độc đáo của món ăn
- Dùng hạt nêm để ướp thịt bò và nêm canh giúp bổ sung và tăng hương vị đậm đà của món ăn.
Theo: hn.24h.com.vn

Satay - Thịt nướng kiểu Thái


Nguyên liệu:

- 50ml nước cốt dừa, 30ml nước, 100g đường, 10g bột cà ri, 2 thìa súp nước mắm, 

- 500g thịt nạc vai, 40 que xiên.

- Nguyên liệu làm nước sốt: 100g lạc rang, 300ml nước cốt dừa, 100g đường nâu (hoặc đường mật), 2 thìa súp  nước mắm, 25ml dấm, 50gr tương ớt của Thái.

Cách chế biến:

- Hòa tan tất cả các gia vị trên với nước, nước cốt dừa và đun sôi.

- Thái thịt thành những miếng mỏng dài , trộn đều với phần nước tẩm ướp ở trên và ướp trong khoảng 3 giờ. 

- Xiên thịt vào que. Nướng thịt trên than hồng sao cho chín đều 2 mặt.

- Làm nước sốt: Trước tiên cho lạc và nước cốt dừa vào máy sinh tố và xay thật nhuyễn.

- Đun sôi hỗn hợp nước cốt dừa, cho tất cả các gia vị còn lại vào và đun đến khi nước sốt sánh lại là được.
Theo: monngonhanoi.net

Son Tam - Gỏi đu đủ


Nguyên liệu:

- 150g đu đủ xanh bào, 5 trái cà chua bi, bổ dọc trái làm đôi, 7 trái ớt nhỏ, 2 thìa lạc rang.

- 2 thìa tôm khô, 2 nhánh tỏi bóc vỏ, 1 thìa nước chanh tươi, 2 thìa mắm, 2 thìa đường cát mịn, 30g đậu que, cắt khúc, luộc chín.

Cách chế biến:

- Giã dập ớt, tỏi. Cho đu đủ, đậu que, cà chua, tôm và lạc vào và trộn đều tay các nguyên liệu này để tất cả lẫn vào nhau. 

- Tiếp tục cho nước chanh, nước mắm và đường vào trộn đều cho thấm gia vị. 

- Món này có thể ăn kèm với các loại rau sống khác.
Theo: monngonhanoi.net

Pad Thái - Hủ tiếu xào


Nguyên liệu:

- 500g bánh hủ tiếu khô ngâm nước cho mềm; 2 thìa cà phê nước cốt me; 300g thịt ức gà không xương, bỏ da.

- 4 miếng đậu hủ chiên; 100g tôm, 2 cái trứng gà, 1 bịch đậu phộng rang, 3 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước cốt chanh, ½ thìa dầu ăn, 1 thìa cà phê tỏi tươi băm nhỏ.

- Giá sống, hành lá cắt khúc, ½ thìa ớt bột, ớt tươi 3 quả, 1 quả chanh.

Cách chế biến:

- Làm nước sốt: đun sôi hỗn hợp nước cốt me, nước mắm và đường, nêm vừa chua chua, ngọt ngọt là tắt bếp, để riêng.

- Cho chảo lên bếp, phi thơm hành tím và tỏi băm. Sau đó cho tôm tươi vào xào chín. Cho tiếp đậu phụ đã chiên sơ, tôm khô vào đảo đều.

- Sau đó cho hủ tiếu khô đã ngâm mềm vào đảo đều, rưới đều phần nước sốt vào từ từ, nêm cho vừa ăn. Đảo chừng 1-2 phút cho hủ tiếu chín mềm thì đập 3 quả trứng vào, đảo đều cho trứng quyện phần hủ tiếu và tôm, đậu hũ. Khi thấy hỗn hợp hủ tiếu, trứng hơi ráo khô thì nhanh tay cho phần giá, hẹ và 1 thìa ớt bột (nếu ăn cay) vào đảo đều 1 lần, tắt bếp.

- Dọn phần hủ tiếu ra đĩa, rắc lạc lên trên và thưởng thức.
Theo: monngonhanoi.net

Tom Yam - Canh tôm chua cay Thái




Nguyên liệu:

- 200g tôm sú, 700ml nước dùng xương heo, 100g nấm bào ngư tươi, 50g nấm rơm. 

- 2 quả cà chua, 50g sả, 50g riềng, 50g hành tím, 5 quả ớt hiểm, 5g ngò gai, 1 quả chanh, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê đường, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp ớt sa tế, 2 thìa súp sữa đặc, 2 thìa súp dầu hào.

Cách chế biến:

- Tôm sú lột vỏ, trừ đuôi, lấy chỉ ở lưng. Lấy đầu tôm nấu với 500ml nước cho ra nước ngọt, lược lại, bỏ xác.

- Sả, riềng thái lát mỏng, hành tím lột vỏ đập giập. Nấm rơm, nấm bào ngư rửa qua nước muối loãng, chẻ đôi, cà chua cắt múi cau, chanh vắt lấy 2 thìa súp nước cốt.

- Cho nước dùng xương heo và nước ninh đầu tôm vào nồi nấu sôi, cho sa tế, sả, riềng, hành tím, cà chua vào, nêm hạt nêm, bột ngọt, đường, nước mắm, sữa đặc và dầu hào vừa ăn.

- Khoảng 3 phút sau cho nấm rơm, nấm bào ngư vào nấu vừa sôi lên, cho tôm vào để sôi, nêm lại gia vị vừa ăn, nhắc xuống. Cho ớt cắt lát, ngò gai cắt nhỏ, nước cốt chanh vào.

- Múc ra tô dùng nóng với bún, hủ tíu hoặc cơm.

Mách nhỏ: Có thể giã sơ sả, riềng cho vào xào chung với sa tế, hành tím khoảng 2 phút cho dậy mùi thơm rồi đổ nước dùng xương heo vào nấu, món sẽ ngon hơn.
Theo: monngonhanoi.net

Trổ tài làm cơm trộn bibimbap cực ngon

Không cần mất nhiều thời gian, bạn vẫn có cơm trộn kiểu Hàn biến tấu đơn giản nhưng đủ vị.


Nguyên liệu:

- 1 thìa canh hạt mè 
- ¾ thìa muối
- ½ thìa ớt bột
- ½ kg thịt bò thái lát dài, mỏng
- ¼ cốc xì dầu
- 2 thìa canh dầu mè
- 2 nhánh hành lá băm nhỏ
- 2 thìa canh đường
- 1 thìa canh rượu sake
- 1 tép tỏi băm
- 300 g măng tây
- 2 thìa dầu thực vật
- 3 quả trứng
- 3 bơ gạo
- 1 mớ rau (tùy thích)

Cách làm:

Bước 1. Trộn đều xì dầu, rượu sake, đường, hành lá băm, tỏi băm và dầu mè.
Bước 2. Ướp thịt bò với hỗn hợp nước sốt vừa trộn. Để 30 phút cho ngấm.
Bước 3. Rang hạt mè 3 phút rồi lấy ra bát, để nguội.Trong lúc chờ ướp thịt bò, thổi cơm.
Bước 4. Làm sạch măng tây và cho vào lò nướng. Rót lên măng tây một ít dầu thực vật.
Bước 5. Khi hạt mè đã nguội, dùng chày giã nhỏ. Trộn hạt mè với muối, ớt bột. 
Bước 6. Cho măng tây vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình 10 phút.
Bước 7. Lấy măng tây ra và rắc hạt mè. Phủ đĩa măng tây bằng giấy bạc và để sang một bên.
Bước 8. Tiếp tục cho thịt vào khay nướng trong 30 phút. Đảo mặt khi một bên đã chuyển màu nâu. Đổ nước thịt bò trong khay nướng vào chảo.
Bước 9. Ốp-lết trứng.
Bước 10. Cho rau vào chảo xào với nước thịt bò nướng trước đó.
Bước 11. Xới cơm ra bát, xếp thịt bò, măng tây và rau lên trên và trên cùng là quả trứng ốp-lết.
Theo: monngonhanoi.net

Thử làm Omu-raisu - món ăn của người Nhật

Món này Omurice hay "omu-rice" (Omu-raisu オムライス) - chắc bạn nào thường đọc manga sẽ không lạ gì với món ăn rất phổ biến của Nhật Bản này.Tại sao lại không thử làm nhỉ?

Nguyên liệu cho 1 đĩa Omu-raisu :
- 1 củ hành khô
- 1 vài cây nấm rơm (có thể thay bằng nấm hương nhá .
- 30 gr thịt gà (phần thịt ức là ngon nhất đó)
- 20 gr bơ
- 1 bát cơm
- 3 quả trứng gà
- Muối, tiêu và tomato ketchup (sốt cà chua)
- Dầu ăn


Cùng làm nhé:
Bước 1:
- Phi hành thật thơm với 10 gr bơ. 
- Thịt gà thái miếng khoảng 1cm, cho vào xào cùng bơ.
- Khi gà chín tới, bỏ nấm rơm thái lát mỏng vào xào cùng.
Bước 2:
- Đổ cơm vào rang, đến khi hạt cơm săn lại, xúc ra bát.
- Các bạn nhớ nêm sốt cà chua, muối, tiêu trong khi rang cho thật vừa khẩu vị nhá.
Bước 3:
- Tráng trứng thành 1 hình tròn đều và rộng.
Bước 4:
- Trứng vừa chín tới (có màu vàng nhạt), đổ phần cơm ở bước 2 lên trên trứng, nhớ đổ cơm vào 1 bên thôi.
Bước 5:
- Khéo léo cuốn nốt nửa miếng trứng còn lại lên trên.
Bước 6:
- Xúc phần trứng ra đĩa thật nhẹ tay vì trứng rất dễ rách.
Nào giờ thì bày ra đĩa và dùng sốt cà chua “tô điểm” cho bữa sáng của mình thui.
Sốt cà chua và sốt mayonnaise sẽ là «đôi bạn thân” với ai thích vị béo ngậy nhá!
Nếu không khoái thịt gà có thể thay bằng xúc xích hoặc đơn giản chỉ là rau xanh như ngô non hay cà rốt cũng rất hấp dẫn đó!
Theo: monngonhanoi.net

Làm Kimbap

Thứ nhất Kimchi, thứ nhì Kimbap - ôi ôi đây chỉ là mình mới buột miệng nói ra câu này thôi. Nếu như kimchi là món dưa cải muối nổi tiếng nhất và được biết đến nhất trong ẩm thực Triều Tiên, đến nỗi xứ Cao Ly này còn được gọi là xứ Kimchi, thì có lẽ kimbap là món ăn phổ biến thứ hai tại Hàn Quốc, cũng là một món ăn mà người Triều Tiên thường giới thiệu với bạn bè quốc tế khi họ đến thăm, sống và làm việc xa quê hương.
Kimbap - "kim" là tên gọi của lá rong biển khô; "bap" đơn giản là "cơm". Tên gọi của món ăn rất đơn giản, cơm gói trong lá rong biển. Về hình dạng, kimbap "có vẻ" giống món Maki - cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển, của Nhật. Nhưng để ý thêm thì sẽ thấy, kimbap thường to hơn (béo hơn) vì bên trong, "nhân" gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Kimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng hơn so với Maki. Nếu như cùng chiều dài của một tấm rong biển, Maki được cắt đều làm 6 khoanh, thì kimbap có thể được cắt thành 12 khoanh hoặc hơn.




Chỉ là một sự so sánh đơn giản về hình dạng, mình cũng chưa có ý định viết và so sánh kimbap với maki trong bài viết này, vì Maki lại là một chủ đề khác cũng có rất nhiều điều thú vị, mình sẽ dành ở một bài khác, khi nào mình làm lại Maki.

Lần đầu tiên mình làm Kimbap là ở lớp học tiếng Hàn. Hôm ấy cô giáo kêu mỗi đứa đem đến góp một loại thực phẩm theo như cô hướng dẫn rồi cùng đem đến lớp để tất cả cùng tập gói Kimbap. Thế là đứa thì mang cà rốt, đứa đem dưa chuột, đứa góp lá rong biển, đứa cầm theo xúc xích. Còn đâu, cô chuẩn bị cơm, trứng, củ cái vàng muối, dao, thớt và những thứ lặt vặt khác. Lớp tiếng Hàn của mình đã có một buổi làm kimbap rất vui. (Những nguyên liệu mình vừa kể tên cũng là những nguyên liệu thường có nhất trong món kimbap).

Cũng trong buổi này, mình hỏi chuyện một đứa bạn mới đi exchange ở Hàn Quốc về sự phổ biến của món ăn này, nó kêu hầu như nó ăn kimbap hàng ngày, và bọn sinh viên Hàn Quốc cũng ăn kimbap rất thường xuyên. Vì sao món ăn này lại phổ biến đến vậy? Mình thì nghĩ, thứ nhất, cách làm rất đơn giản và rất nhanh. Thứ 2, các nguyên liệu dùng trong món kimbap đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và có cân bằng các giá trị dinh dưỡng. Món này lại gồm rất nhiều rau, theo nguyên tắc thì thực phẩm rau phải chiếm khoảng 70% cả chiếc kimbap. Vì vậy mà kimbap ăn rất thanh và không hề ngán. Đừng nghĩ miếng kimbap nhỏ thế ăn sẽ không đủ no nhé. Bình thường một bữa sinh viên chỉ cần ăn 2 "cuộn" kimbap là đã đủ no rồi, còn ăn hơn 2 "cuộn" thì sẽ rất no đấy.


Cơm dùng trong món kimbap là cơm gạo trắng trộn với ít muối và dầu vừng, khác với cơm cho món Maki (và sushi). Vì thế cơm thơm mùi vừng rất hấp dẫn.

Để làm món Kimbap, mình chuẩn bị những nguyên liệu như sau:


- Lá rong biển khô

- Cơm: dùng loại gạo hạt ngắn. Để làm món này, cơm không nên nấu khô quá, tất nhiên cũng không ướt quá. Vừa đủ để các hạt cơm không dính bết lại với nhau. Cơm sau khi nấu chín, để nguội một lát rồi trộn đều cơm với dầu vừng và ít muối.

- Cà rốt: gọt vỏ, thái sợi dài. Đun sôi nước với ít muối, cho cà rốt vào trần qua khoảng 1 phút thì bỏ cà rốt ra.

- Dưa chuột: rửa sạch, thái sợi dài

- Trứng: tráng trứng và cắt thành sợi dài. Nên rán miếng trứng dày dày một chút thì có thể cắt thành sợi dài cành vuông rất đẹp.

- Xúc xích: cắt sợi

- Nếu có thể tìm mua được củ cải vàng muối thì rất tốt. Ở đây mình không có nên đành bỏ qua.

- Nếu không có tấm tre để gói thì có thể dùng giấy nhôm - loại dùng cho nấu nướng trong gia đình - để gói. Khi mình gói ở lớp tiếng Hàn thì mọi người cũng đều dùng giấy nhôm này. (Ở HQ, người ta đã quá chuyên nghiệp đến mức chỉ cần đặt mỗi lá rong biển lên thớt là gói thoăn thoắt được)

Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu và bày ra trước mặt, các thao tác tiếp theo như sau:

- Trải tấm tre / giấy nhôm lên thớt, đặt một tấm lá rong biển lên trên. Lưu ý, để mặt ráp của lá ngửa lên trên, mặt nhẵn ở dưới. Mặt ráp sẽ giúp cơm dinh chắc hơn và lá rong.

- Chừa là một đoạn đầu tiên không nên rải cơm, sau đó trải đều cơm đến khoảng 2/3 lá, lớp cơm không nên làm quá dày, khi cuộn kimbap sẽ làm nó rất to và dễ xảy ra việc không đủ lá để cuốn cơm. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy là trên lá rong biển có những vạch ngang song song, và vì thế hãy dùng những vạch này để làm mốc cho giới hạn trét cơm cho thẳng.

- Sau khi dàn cơm xong thì xếp từng sợi nguyên liệu lên trên, dàn cho hết chiều ngang của tấm rong biển.

- Vừa giữ các nguyên liệu để không bị xô lệch, từ từ cuộn tròn, vừa cuộn vừa nắn chỉnh cho cuộn cơm thật chặt. Cứ thế cuốn đến hết tấm rong biển. (nói thì dài dòng thế này thôi chứ khi làm thì nhanh và dễ lắm)

- Khi cắt cuộn kimbap thì nên dùng dao thật sắc, cắt thành những khoanh có độ dày khoảng 1-1.5cm.


Theo: sinhcon.com

Chua chua canh dọc mùng giò heo




* Nguyên liệu:
- Mỡ heo xay:  50g- Giò heo:  300g (chặt miếng vừa ăn)
- Sấu tươi:  100g (gọt vỏ, luộc chín, vớt ra bỏ hạt)
- Bạc hà:  200g
- Bột nghệ phi với dầu ăn: 1 muỗng canh
- Ngò gai, ngò rí, hành lá xắt nhuyễn: 1 muỗng canh
- Nước dùng: 4 chén
- Gia vị: muối (1 muỗng cà phê); bột ngọt (2 muỗng cà phê); nước mắm (1 muỗng cà phê).
* Cách làm:
Cho giò heo vào nước dùng nấu sôi, vặn lửa nhỏ liu riu cho tới khi giò heo mềm. Cho tiếp cà chua và bạc hà vào, đợi sôi lại thì cho sấu và tất cả gia vị, mỡ xay vào nấu chín. Múc ra tô, rắc dầu nghệ và hành ngò lên trên.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Cà ri xanh tỏa hương nước cốt dừa

Nguyên liệu:
- Thịt gà:  100g
- Nước cốt dừa: 60g
- Cà tím:  20g
- Bột cà ri xanh: 10g
- Ớt sừng đỏ:  5g
- Lá basil:  5g
- Đường cát trắng: 1 muỗng
- Nước mắm: 1 muỗng


Cách Làm:
- Cho bột cà ri vào chảo, sau đó cho tiếp nước cốt dừa và gà vào. Vừa nấu vừa khuấy đều trong vòng 4 phút.
- Nêm gia vị đường và nước mắm, cho cà tím vào và nấu từ 2-3 phút.
- Cho ra tô, trang trí với ớt và lá basil.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Cuối tuần, làm canh bánh đa cua cho cả nhà ăn sáng nào

* Nguyên liệu:
- Cua đồng: 300g
- Giò sống: 100g
- Bánh đa cua đỏ (mua tại quầy thực phẩm Hà Nội): 50g
- Một ít rau muống, cần nước, mộc nhĩ.
- Muối, tiêu, hạt nêm, tỏi, mắm tôm …


* Cách làm:
- Cua đồng rửa sạch với nước muối, tách mai và gạch ra để riêng. Phần thân cua xay nhuyễn rồi lọc qua 3 lần nước, bỏ cái.
- Trộn giò sống và mộc nhĩ cùng muối tiêu rồi nhét vào mai cua.
- Bánh đa ngâm nở mềm, vớt để ráo rồi xếp vào tô. Rau muống và cần nhặt rửa sạch, trụng chín.
- Cho phần nước cua đã lọc lên đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay để phần riêu cua nổi lên trên thành tảng (nếu không khuấy riêu cua sẽ vỡ vụn). Cho vào 1/3 thìa súp mắm tôm và ½ thìa cà phê muối. Nêm vừa ăn rồi trút mai cua vào cho sôi lại.
- Gạch cua phi thơm với tỏi băm rồi trút lên mặt nồi riêu cua cho có màu đỏ. Chan vào tô bánh đa, thêm rau đã trụng.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Giải nhiệt với canh cải cá rô

* Nguyên liệu:
- Cá rô: 300g (khoảng 3 con)
- Cải xanh: 100g
- Gừng tươi: 1 củ nhỏ


* Cách làm:
- Cá rô làm sạch, gừng thái sợi. Cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ.
- Đun sôi nước, cho cá rô vào luộc. Cùng lúc cho gừng thái sợi vào để khử mùi tanh.
- Cá chín, gỡ bỏ xương, lọc lấy phần nạc. Phi thơm hành, cho phần thịt cá rô vào xào với gia vị cho đậm đà.
- Nước dùng (là nước luộc cá) nêm vừa miệng rồi cho cải xanh và cá vào.
Đợi sôi lại trong một phút rồi tắt bếp để cải giữ màu xanh.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Ngao hấp kiểu Thái cực ngon

Món ngao hấp kiểu Thái rất đơn giản, lại ngon và thú vị. Thử chế biến món ngon này cho gia đình bạn nhé.

Khẩu phần: 2 người

Thời gian chuẩn bị: 10 phút

Thời gian nấu: 10 phút

Nguyên liệu:

- 500 ngao, rửa sạch và thấm khô

- 1 muỗng canh dầu

- 1 nhánh cây sả, lấy phần thân trắng, cắt lát theo đường chéo

- 3 lát riềng

- 6 quả ớt nhỏ, đập dập nhẹ

- 1/2 chén nước dừa

- 6 lá chanh thái

- 1/4 muỗng cà phê nước mắm

- 2 muỗng cà phê nước cốt chanh
Cách làm:

- Làm nóng chảo với dầu. Khi dầu nóng, thêm sả, ớt, riềng rồi đảo nhanh tay.

- Thêm ngao và đảo để kết hợp. Sau đó cho tiếp nước dừa. Thêm lá chanh Thái và đậy nắp chảo lại.

- Nấu ngao trong khoảng 2-3 phút hoặc cho đến khi tất cả ngao đều mở miệng.

- Thêm nước mắm và nước cốt chanh. Khuấy đều để ngao ngấm gia vị.

Cho ngao hấp kiểu Thái ra bát rồi thưởng thức ngay khi còn đang nóng nhé!

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món ngao hấp kiểu Thái!

Kẹo Sữa (Theo Rasamalaysia)