Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn mẹo vặt vào bếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẹo vặt vào bếp. Hiển thị tất cả bài đăng

Mẹo làm mứt chuối khô bằng lò vi sóng

Chỉ với vài thao tác đơn giản và vài phút ngắn ngủi là bạn đã có ngay 1 mẻ mứt chuối khô ngon tuyệt rồi.
Chuối khô có hương vị thật là ngon, vừa thơm, ngọt đậm lại có độ dẻo dẻo dai dai ăn rất vui miệng. Món chuối khô này thật hợp để làm trong các dịp như Giáng sinh, hay Tết âm lịch, để cả nhà và bạn bè cùng thưởng thức.

Nhưng làm chuối khô theo cách thông thường sẽ phải dùng đến phương pháp sấy bằng lò khá mất thời gian. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn mẹo sấy chuối bằng lò vi sóng, chỉ với vài thao tác đơn giản và vài phút ngắn ngủi là bạn đã có ngay 1 mẻ mứt chuối khô ngon tuyệt rồi.

Nguyên liệu: 1 nải chuối ngự hoặc chuối tây loại quả nhỏ.





Cách làm:

Bước 1: Bóc bỏ vỏ và xếp chuối vào 1 chiếc đĩa rộng, có độ sâu lòng và sử dụng được trong lò vi sóng.

Bước 2: Cho đĩa chuối vào lò vi sóng, chỉnh công suất trung bình rồi chỉnh thời gian cho lò hoạt động trong 5 phút - nghỉ. Lúc này quan sát sẽ thấy chuối nhũn cũng như phần nước trong chuối tiết ra khá nhiều, các bạn đừng chắt bỏ đi nhé, và cũng đừng lật giở gì vào chuối, cứ để nguyên như vậy và lại tiếp tục bật cho lò chạy tiếp 5 phút. Kiểm tra xem nước chuối cạn chưa, tùy công suất và từng hãng lò mà mức độ nước còn ít hay nhiều sẽ khác nhau nên các bạn căn cứ vào đó để điều chỉnh thời gian cho lần quay cuối cùng.
Đợi chuối nguội các bạn nhẹ nhàng lấy chuối ra, xếp lên rãnh nướng để chuối có thời gian khô hẳn.


Bước 3: Dùng lồng bàn hoặc vật dụng nào đó đậy kín phần chuối vừa sấy lại, để qua đêm. Sáng hôm sau các bạn cất mứt chuối vào một lọ kín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát nhé.
Theo: monngonhanoi.net

Bí quyết nấu ăn có lợi cho sức khỏe

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi lựa chọn phương pháp chế biến thực phẩm đó là tránh sử dụng quá nhiều dầu, mỡ. Sau đây là một số kỹ thuật nấu nướng giúp bạn giữ được hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn.
1. Hấp
Hấp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách sử dụng hơi nước. Cách nấu này là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất, có thể sử dụng cho mọi loại thực phẩm. Để tăng thêm hương vị cho món ăn trong quá trình nấu, bạn có thể cho thêm nước sốt vào phần nước hấp.


Chế biến thực phẩm theo cách hấp giúp bảo quản được các chất dinh dưỡng và mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn. Ngoài ra, thức ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy, hạn chế tối đa lượng chất béo trong thức ăn.

2. Nướng lò 
Phương pháp này được dùng chủ yếu cho các món bánh mì, hải sản, thịt gia cầm và rau xanh. Nướng lò có công dụng hạn chế việc dùng chất béo trong món ăn ở mức thấp nhất.

3. Xào 
Trong phương pháp này, thức ăn được nấu với nhiệt độ trung bình. Người nấu đảo thức ăn liên tục để chúng chín đều và giòn mà không bị cháy. Xào chỉ dùng lượng dầu ăn rất ít.


Đây là cách chế biến được chuẩn bị khá nhanh và dễ dàng. Dùng nhiều loại rau xanh và những thực phẩm giàu protein có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn sử dụng  được những chất béo có lợi ở mức nhiệt độ trung bình.

4. Nướng vỉ 
Thông thường, món nướng sẽ sử dụng các nguồn nhiệt trực tiếp, nhờ đó, những miếng thịt đã được thái và tẩm ướp kỹ từ trước sẽ chín khá nhanh. Trong quá trình nướng, chất béo trong thịt sẽ chảy dần ra ngoài. Cần chú ý không để thực phẩm bị cháy đen, tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư.


Chế biến món ăn theo cách này giúp loại bỏ bớt lượng chất béo dư thừa có trong thực phẩm và hạn chế việc sử dụng dầu ăn.

5. Chần
Khi chần, thực phẩm sẽ được đun sôi nhẹ trong các loại chất lỏng như sữa, nước dùng hoặc rượu thay vì dùng dầu ăn. Kỹ thuật nấu này thích hợp với các món cá, gà, trứng và những loại thực phẩm dễ bị cứng khi luộc.

Cách chế biến này có thời gian chuẩn bị nhanh, hạn chế việc dùng dầu ăn hoặc chất béo và thích hợp với các món ăn không có rau.

6. Om 
Om là kỹ thuật nấu kết hợp giữa việc sử dụng cả chất ẩm và hơi nóng khô. Đầu tiên, thức ăn sẽ được đun cho đến khi cạn nước với nhiệt độ cao. Sau đó, món ăn sẽ được đậy vung và tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp với lượng nước thích hợp, tùy theo hương vị của món ăn. Trong một số công thức, món ăn sẽ tự tiết ra nước và tạo thành một hỗn hợp nước sốt đặc sệt thơm ngon.

Cách chế biến này giúp hạn chế việc sử dụng dầu ăn và giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn.

7. Quay 
Trong quá trình quay, bạn nên đặt thực phẩm lên giá gác phía trên chiếc chảo quay để lượng chất béo trong thực phẩm chảy nhỏ giọt ra ngoài. Bên cạnh đó, cần thường xuyên dùng dầu ô-liu quét lên thực phẩm nhằm mục đích chống cháy cho món ăn.

Giống như nướng, lợi ích của việc chế biến thực phẩm bằng cách quay là loại bỏ được chất béo trong thực phẩm và hạn chế tối thiểu lượng dầu ăn cần dùng.

8. Chiên áp chảo 
Kỹ thuật chiên áp chảo dùng để nấu những thực phẩm đã được thái miếng nhỏ và mỏng. Chiên áp chảo khá giống với phương pháp xào vì chúng cũng dùng một ít chất béo cho vào chiếc chảo nông để làm chín thức ăn ở nhiệt độ cao. Loại chảo chống dính sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất béo cần dùng.

Với kỹ thuật chiên áp chảo, hình dáng, lượng nước và hương vị của thực phẩm sẽ được giữ nguyên.

9. Sử dụng thảo mộc và gia vị
Đây là một trong những cách tốt nhất để làm tăng màu sắc, mùi vị và hương thơm cho món ăn mà không cần phải cho thêm muối hoặc dầu ăn. Các loại thảo mộc tươi nên được cho vào giai đoạn sau cùng của quá trình nấu nướng để chúng không bị héo. Ngược lại, các loại thảo mộc khô cần cho vào món ăn sớm hơn.

Cách chế biến này giúp bảo quản được các chất dinh dưỡng của món ăn, hạn chế việc sử dụng muối.

Những kỹ thuật nấu nướng lành mạnh nhất giúp ích cho bạn

- Đối với các món nướng hoặc xào, nên sử dụng chảo chống dính để hạn chế lượng dầu ăn cần dùng.

- Cắt giảm ½ lượng muối trong món ăn và thay thế bằng các loại thảo mộc, nước chanh hoặc giấm…

- Nên dùng dầu ô-liu.

- Thay thế các loại nước sốt hoặc nước thịt đậm đặc bằng nước sốt rau củ và sốt tương ớt.

- Thường xuyên lựa chọn trái cây thay cho các món bánh ngọt tráng miệng.

- Chú ý nhiều hơn đến bột mì, bột gạo thô và giảm bớt các loại bột trắng đã được tinh chế.

- Hấp rau xanh thay vì luộc.

- Chọn những sản phẩm làm từ loại trứng ít cholesterol.
Theo: monngonhanoi.net

Mẹo chọn gà ta trong dịp Tết

Chắc chắn trong mâm cơm cúng tổ tiên hoặc mâm cỗ ngày Tết của gia đình nào cũng phải có món gà luộc. Thế nhưng, để chọn được một "chú" gà ta chuẩn và ngon thì không phải công việc dễ dàng, nhất là trong khoảng thời gian gần đây thực phẩm giả, thực phẩm “bẩn” và không rõ nguồn gốc xuất xứ trôi nổi đầy chợ




Có thể các mẹ sẽ bị choáng ngợp bởi vì sự đa dạng về chủng loại và phong phú về số lượng gà lúc đi chợ nên sẽ rất khó chọn được đúng gà ta thật. Thêm vào đó, những ngày gần đây giá gà đột nhiên tăng mạnh, dự đoán từ nay tới Tết nguyên đán giá gà vẫn còn tiếp tục tăng chứ không thể giảm. Bởi vậy, nhằm phòng ngừa tình trạng “tiền mất, tật mang”, mình đã tự trang bị những bí quyết để chọn được chọn gà ta sạch, tươi ngon và an toàn.

Đối với gà đã làm sẵn, mình thường chọn những con có màu vàng nhạt tự nhiên, chỉ vàng đậm ở một vài nơi như: ức, cánh, lưng, còn con gà nào da vàng đậm, vàng đều thì rất có thể đã bị nhuộm bột sắt. Da của gà ta mỏng chứ không dày như gà công nghiệp, da mềm, mịn, lỗ chân lông nhỏ và có độ đàn hồi cao. Đặc biệt, mình không bao giờ chọn những con có vết bầm và tụ máu trên da, da đen sạm, có mùi ôi hoặc mùi thuốc kháng sinh bởi vì đó là những con gà đã chết một thời gian dài hoặc gà bệnh.

Không những vậy, để tăng lợi nhuận, nhiều chủ của hàng còn bơm nước có chứa hàn the vào gà để tăng trọng lượng và giữ gà tươi lâu. Để tránh tình trạng này, mỗi khi đi mua gà mình thường cầm chân con gà dốc ngược lên, nếu bị biến dạng tức là gà đã bị bơm nước. Quan sát hai bên đùi và lườn con gà, nếu thấy căng bóng bất thường, ấn vào thấy bập bùng, nhão thì mình sẽ bỏ qua. Thay vào đó, mình chọn những con không quá mỡ màng, thịt săn chắc hoặc lựa chọn con còn sống và đề nghị họ mổ ngay tại chợ hay mang về nhà tự mổ cho tươi và ngọt thịt.

Bí quyết chọn gà ta sống của mình như sau: Với gà mái tơ, gà giò để thắp hương, mình chọn những con mào đỏ tươi, chân vàng, lông mượt là gà khỏe, ức đầy, bấm nhẹ phía dưới ức thấy xương mềm là gà non, vạch nhẹ lông ra thấy da ấm, mềm, mỏng. Với gà trống, mình thường chọn gà trống thiến béo, chân nhỏ, cựa ngắn, ức và bụng đầy, nhỏ xương, nhiều thịt, mềm thì chế biến món gì cũng ngon.

Đặc biệt, mình không bao giờ chọn những con mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, chảy nước dãi, hậu môn to, trắng hoặc đỏ bất thường và ướt…

Những ngày gần đây giá gà ở chợ tăng mạnh, cả gà công nghệp, gà ta, gà đồi và gà mía… Cụ thể, trong phiên chợ sáng nay, gà công nghiệp thịt sẵn có giá 85.000 đ/kg, gà ta thịt sẵn giá 160.000 – 170.000 đ/kg (lại tăng so với ngày hôm qua 10.000 đ/kg), gà đồi thịt sẵn là 120.000 đ/kg, gà mía thịt sẵn giá 130.000 đ/kg. Giá gà lông cũng tăng vùn vụt, mới tháng trước giá gà ta cả lông là 120.000 đ/kg, tháng này đã tăng lên 130.000 – 140.000 đ/kg rồi.
Theo: monngonhanoi.net

Khéo léo dùng dầu ăn và mỡ

Ngày nay, hầu hết các gia đình đều lựa chọn dầu ăn để chế biến món ăn cho tiện lợi, nhanh gọn. Nhưng nếu chỉ dùng dầu ăn thì chưa đủ vì đôi khi những món ăn cần đạt hiệu quả cao về mặt dinh dưỡng và độ hấp dẫn về mùi vị béo ngậy thì mỡ lại được lựa chọn. Bạn thử tham khảo cách lựa chọn dầu ăn và mỡ cho món ngon nhà mình nhé.


- Các loại thịt nên dùng với dầu lạc vì trong dầu lạc có mùi thơm giúp khử mùi hôi, tanh của thịt. Với món cá hấp bạn có thể rưới lên mình cá đã hấp chín một chút dầu lạc đun nóng.

- Với món thịt bò xào thì khi đã ướp gia vị xong bạn nên trộn thêm ít dầu lạc trước khi nấu.

- Với các món có mùi tanh nên dùng dầu vừng vì như vậy sẽ khử được mùi tanh và món ăn sẽ ngon hơn. Bạn chỉ nên dùng khi món ăn đã nấu chín.

-Với món thịt bò xào thì khi đã ướp gia vị xong bạn nên trộn thêm ít dầu lạc trước khi nấu.

- Với dầu ôliu và dầu hướng dương sẽ thích hợp với các loại gỏi, salat trộn.

- Với món cá kho thì nên dùng mỡ động vật vì như vậy món cá của bạn sẽ thơm ngon, béo ngậy hơn rất nhiều.

-Xào nấu các loại rau, dưa nên dùng mỡ nó sẽ giúp món rau dậy mùi thơm.

- Với các loại mì, miến, bạn có thể dùng kết hợp cả dầu ăn và mỡ để món ăn vừa có mùi thơm, vừa có vị béo.

Mách nhỏ:

Bạn không nên cho dầu ăn tùy tiện. Lúc chế biến món ăn nếu cần cho dầu thì nên cho gia vị vào trước rồi mới cho dầu ăn như thế mới đảm bảo cho độ hòa tan của gia vị.
Khi thức ăn chín cho dầu ăn vào món ăn như vậy món ăn của bạn sẽ dậy mùi và mỡ màng hơn.
Theo: monngonhanoi.net

Để việc nấu nướng trở nên dễ dàng

Nếu bạn hoang mang khi món ăn mình chế biến trở nên quá ngọt hoặc quá mặn. Hãy thử áp dụng một số mẹo vặt dưới đây để việc nấu nướng trở nên nhanh chóng và dễ dàng.


1. Chữa món bị mặn
Cho vào món ăn bị mặn một muỗng đường và một muỗng giấm táo để giảm bớt độ mặn trong những món có độ lỏng như canh, xúp. Khoai tây sống cũng là một nguyên liệu giúp giải quyết tình trạng nêm nếm quá tay của bạn. Chỉ cần cho một vài lát khoai tây vào món ăn, chúng sẽ hút bớt lượng muối thừa.

2. Giảm bớt chất béo

Để lấy bớt lượng mỡ trong các món canh, xúp hoặc món hầm, có thể dùng những cách sau:
- Cho một vài lá rau diếp xoăn lên trên mặt của nồi canh, xúp đang nấu. Rau diếp sẽ hút hết lượng chất béo dư thừa.
- Thả một vài cục đá nhỏ vào món ăn, khuấy đều để chất béo bị hút vào đá và nhanh tay vớt đá ra ngay trước khi chúng tan hết thành nước.
- Cắt vài miếng màng bọc thực phẩm, vò chúng lại và dùng miếng bọc nhựa này khuấy nhẹ trên bề mặt của món ăn có nhiều dầu, mỡ. Chất béo thừa sẽ bị hút vào lớp bọc nhựa.
- Đợi món ăn nguội hẳn thì cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Sau vài tiếng, phần dầu, mỡ thừa trên mặt sẽ bị đông đặc lại và bạn có thể dễ dàng vớt bỏ chúng.

3. Chữa thức ăn quá ngọt

Nếu lỡ tay cho quá nhiều đường hoặc nguyên liệu sử dụng để nấu món ăn có chứa nhiều đường, bạn hãy cho thêm chút muối vào món ăn để giảm bớt độ ngọt. Giấm táo cũng có thể giúp làm món ăn bớt ngọt.


4. Giữ màu cho thực phẩm

Để khoai tây không bị thâm trong quá trình đun nấu, bạn hãy cho thêm vài giọt nước cốt chanh.
Một ít sữa tươi hoặc vài giọt giấm là cách để bạn giữ được màu trắng của bông cải trắng khi nấu chúng.

5. Mẹo luộc bắp

Không cho muối vào nồi bắp đang luộc, vì muối sẽ làm cho bắp bị cứng. Thay vào đó, hãy cho một ít đường để bắp ngọt và ngon hơn.
Nấu bắp bằng lò vi sóng: nếu không có thời gian luộc bắp như bình thường (mất khá nhiều thời gian), bạn có thể cho bắp vào vật đựng (loại dùng cho lò vi sóng) rồi cho một một muỗng canh nước. Tiếp tục cho hộp đựng bắp vào túi nhựa có khóa kéo và đặt chúng vào lò rồi bật chế độ nhiệt cao, nấu trong vòng hai phút. Nếu bắp chưa chín, có thể nấu thêm trong khoảng 30 giây nữa.
Theo: monngonhanoi.net

Tỉa rau củ thành hoa lá ngày xuân

Với vài thao tác đơn giản, một chút hoa lá từ củ quả có sẵn trong các thực phẩm hằng ngày sẽ giúp bạn trang trí để món ăn thêm bắt mắt. Dưới đây là những bước cơ bản để tỉa rau củ thành hoa lá ngày xuân.



Nguyên liệu:

Bí đỏ: một khúc hình chữ nhật ngang 3-4 cm, dài 5-7 cm.

Cà rốt: một khúc đường kính 2-2,5 cm.

Dưa leo làm lá: 1/2 quả.

Dao tỉa rau củ, dao bào có răng cưa.



Thực hiện:

Tạo cánh hoa: Bào bí thành 5 miếng mỏng đều nhau, xén các cạnh thẳng đều.

Từ điểm giữa của cạnh ngắn, tỉa hai đường vòng cung xuống điểm 1/3 của cạnh đối xứng, tạo thành hình búp sen. Tương tự với những miếng còn lại.

Từ phần đỉnh nhọn, tỉa hai đường cong theo hai cạnh sao cho vẫn còn dính lại khoảng 1 cm.

Tỉa hai bên theo chiều ngược lại để tạo hình trái tim cho phần lõi. Phần có lõi hình trái tim là cánh chính, phần vừa được tách ra là cánh phụ của hoa. Tương tự với những búp sen còn lại.

Tạo khối nhụy: Bo tròn đầu to khúc cà rốt. Xắn từ đầu to xuống đầu nhỏ thành năm cạnh đều nhau, sâu 1,5 cm. Tỉa nhẹ phần lõi để lộ rõ năm cạnh. Xắn phần lõi thành những đường ngang đều nhau rồi xắn chéo để tạo thành những đường đan nhau. Xắn thêm năm cạnh đều nhau bên dưới đan xen với năm cạnh ở trên.

Hoàn thành hoa: Cắt nhẹ phần đáy cánh hoa phụ, gắn từng cánh vào mỗi cạnh trên của khối nhụy. Gắn những cánh chính vào cạnh dưới của khối nhụy để hoàn chỉnh hoa. Úp nhẹ hoa vào tô nước trong năm phút để các cánh hoa bung đều.

Tỉa lá: Cắt dọc dưa leo thành ba miếng đều nhau, gọt bớt phần ruột. Xắn một đường dấu ngã theo chiều dọc của miếng dưa. Bo tròn cạnh còn lại. Tỉa đường gân giữa và hai bên trên mặt vỏ dưa để tạo gân và hoàn thiện lá.
Theo: monngonhanoi.net

Cách chọn thịt heo hợp với món ăn

Thịt heo là thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ngon trong ẩm thực và ít nằm trong số thực phẩm phải kiêng khem. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt và chọn đúng "phần thịt" thích hợp khi chế biến các món ăn.


Sau đây là vài bí quyết chọn thịt theo món ăn chế biến mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Thịt vai: Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi, xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.
2. Đùi trước: Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.
3. Chân giò: Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo...
4. Mỡ lưng: Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho...
5. Thăn chuột: Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em, người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.
6.Sườn non: Ngon nhất là nướng BBQ. Ngoài ra còn có thể hầm súp, ram mặn, kho.
7. Ba rọi (thịt ba chỉ): Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho tàu, ram mặn, xào...
8. Đùi sau: Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc...
9. Vài lưu ý khi chọn mua thịt
 - Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.
 - Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, có màu hồng, không có mảng bầm, tím, tụ máu. Ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính.
 - Lớp mỡ có màu trắng hoặc vàng tự nhiên, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, hay mùi thuốc kháng sinh.
 - Không chọn thịt heo già (heo sề) vì sau khi chế biến món ăn sẽ bị khô hoặc bở. Đặc điểm của loại thịt này là da dày và thô.
 - Khi mua cần quan sát kỹ, lựa miếng thịt tươi, không quá bóng, sờ vào ấm, nóng, hơi dính.
 - Còn nếu bạn thấy thịt cứng, nhão thì có thể là thịt bệnh, thịt ôi. Khi chế biến thịt heo, tốt nhất là đeo găng tay, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng.
 - Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm... Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
 - Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt heo đã qua kiểm dịch (có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y trên thân thịt, rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siêu thị).
Theo: monngonhanoi.net

Cách khử vị đắng của măng tươi

Măng tươi là món ăn rất được ưa thích, sử dụng để xào, nấu canh, ăn kèm với bún, phở…Nhưng măng tươi mới hái sẽ có vị đắng và độc, vị đắng cần phải được khử trước khi đưa vào sử dụng mới đảm bảo độ an toàn.
Hôm nay monngonhanoi.net sẽ mách bạn một số cách khử vị đắng của măng tươi.






Cách 1:

Măng tươi nên để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.

Cách 2:

Măng tươi mới được hái về, phải bóc bỏ vỏ, luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.



Cách 3:

Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá bồ ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.
Theo: monngonhanoi.net

Mẹo giúp thức ăn không bị cháy khét

Sử dụng chảo chống dính, đun nhỏ lửa với món sốt, khuấy thường xuyên... là những cách đơn giản giúp bạn hạn chế xoong chảo bị cháy, ảnh hưởng đến thức ăn.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
Dưới đây là một vài bí quyết giúp ích cho bạn trong công việc nội trợ:

Sử dụng xoong, chảo chất liệu tốt
Dụng cụ nấu nướng có chất lượng thấp không hấp thu nhiệt tốt và nhanh bị cháy khi đun nấu. Do đó, bạn nên sử dụng những chiếc xoong, chảo ba lớp làm từ hợp chất nhôm và thép không gỉ rất chắc chắn và bền. Gang cũng là một chất liệu tốt cho xoong, chảo vì chúng rất khó bị cháy khi nấu ở nhiệt độ cao.


 Sử dụng các loại xoong, nồi có chất liệu tốt giúp bạn hạn chế việc bị cháy thức ăn trong quá trình nấu nướng.

Dùng sản phẩm chống dính

Hiện nay, những chiếc chảo chống dính rất được ưa chuộng vì chúng được phủ một lớp chất liệu chống dính khá mỏng nhưng lại dẫn nhiệt tốt, giúp thức ăn không bị dính vào đáy chảo trong quá trình nấu nướng.

Vệ sinh bếp sạch sẽ

Những phần thức ăn bị tràn hoặc rơi rớt ra bên ngoài bếp sẽ bị cháy nếu chúng tiếp xúc trực tiếp với lửa. Điều này không chỉ làm cho việc vệ sinh bếp trở nên khó khăn mà còn dễ gây cháy phần đáy xoong, chảo. Trong trường hợp này, bạn cần chùi sạch đầu đốt lửa (nếu là bếp gas), cạo phần thức ăn đã cháy, lấy hết những thứ còn bám trên bếp trước khi tiếp tục đun nấu.

Lau chùi bên ngoài xoong, chảo

Trong quá trình cất giữ, những mẩu thức ăn hoặc bụi bẩn có thể bám vào thành hoặc đáy xoong, chảo. Nếu không được vệ sinh kỹ, chúng có thể bám lửa và gây cháy phần bên ngoài của xoong, chảo.

Đun nóng dầu trước khi cho thức ăn

Bất kỳ loại chảo nào dù được làm từ chất liệu gì thì cũng cần được làm nóng trước khi bạn bắt đầu quá trình nấu nướng. Giống như dầu ăn, khi được đun nóng ở nhiệt độ cao, dầu ăn sẽ thấm vào trong những chiếc lỗ bé xíu trên bề mặt của lớp kim loại làm ra chảo (tương tự như lỗ chân lông trên da chúng ta). Nhờ đó, sẽ tạo ra một lớp chống dính, giúp thức ăn không bị dính vào đáy chảo.

Đầu đốt phù hợp với kích cỡ xoong, chảo

Vấn đề này càng cần được lưu ý hơn nếu như bạn dùng bếp gas vì ngọn lửa liếm dọc theo thành xoong, chảo sẽ làm cho nước hoặc thức ăn lỏng bên trong dính chặt vào thành nồi. Nếu không có đầu đốt lửa phù hợp với kích cỡ của xoong, nồi sẽ nấu, bạn nên chọn đầu đốt lửa nhỏ, không chọn cái quá to để vừa tiết kiệm gas, vừa không làm cháy xoong, chảo.

Đun nhỏ lửa đối với món sốt

Những loại nước sốt đặc sệt rất dễ bị cháy nếu được nấu quá nhanh. Do đó, nên để cho chúng sôi từ từ, bắt đầu từ mức lửa riu riu rồi mới chỉnh đến trung bình, không bật lửa to. Chỉ đun sôi nước sốt trong thời gian cần thiết theo hướng dẫn của món ăn.

Khuấy thường xuyên

Khuấy liên tục là một trong những yêu cầu bắt buộc khi nấu các món có nước xốt nhằm ngăn không cho nước xốt dính vào đáy nồi. Đối với những loại thức ăn đặc như thịt hay rau, củ, bạn cũng nên khuấy, đảo và lật trở chúng thường xuyên. Khi thức ăn đọng quá lâu ở một vị trí, phần thức ăn tiếp xúc với chất liệu kim loại của xoong, nồi thường bị cháy và để lại vết dính rất khó chùi rửa.

Xoay xoong, chảo khi nấu

Một số đầu đốt lửa sẽ không phân bổ nhiệt đều đặn, nhất là những chiếc bếp đã cũ. Xoay xoong, chảo trong khi nấu giúp ngăn ngừa tình trạng hơi nóng tiếp xúc trực tiếp ở một vị trí cố định trên xoong, chảo quá lâu.

Dùng dụng cụ khuếch tán nhiệt

Dụng cụ khuếch tán nhiệt là một chiếc đĩa kim loại dùng để đặt vào giữa bếp và đầu đốt lửa. Chúng giúp kiểm soát việc phân tán nhiệt, giúp thức ăn chín đều. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng cháy thức ăn.
Theo: monngonhanoi.net

Mẹo chọn tôm tươi, tôm khô cực ngon

Để chọn được những con tôm tươi hoặc khô ngon theo đúng yêu cầu chế biến cũng không khó.
Cách chọn tôm tươi nói chung




- Kiểm tra phần đuôi tôm
Để xác định độ tươi của tôm, hãy kéo thẳng con tôm và đưa ra ngoài ánh sáng để xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt tôm. Các khớp càng rộng chứng tỏ thịt tôm đã không còn tươi vì chúng có thể bị nấu quá lâu hoặc đã được để đông lạnh trong thời gian dài.
- Tránh chọn mua những con tôm chảy nhớt
Không nên mua những con tôm đã bị chảy nhớt. Phần lớn những con tôm này thường uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường. Để kiểm tra vấn đề này, bạn nên dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.
- Chân tôm
Cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc. Ngoài ra, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi. 

Chọn riêng từng loại
Tôm có nhiều loại và mỗi loại được nuôi dưỡng trong môi trường khác nhau vì vậy cách chọn và chế biến vì thế cũng khác nhau:
- Tôm sú: Đây là loại tôm nuôi nên chắc thịt, kích thước khá lớn và dễ chế biến. Chọn tôm, trước hết, tôm phải còn sống. Chị em chú ý thấy tôm có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt.
- Tôm sắt: Là loại tôm có kích thước nhỏ hơn các loại tôm khác nhưng rất ngon, khi chế biến có vị ngọt đậm đà. Loại tôm này bạn nội trợ nên chú ý khi chọn. Tôm khoẻ và ngon là tôm còn tươi, có màu hồng trắng, nếu tôm có màu hồng đậm là tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.
- Tôm he (biển): Khi cầm tôm lên xem, tôm còn nhảy tanh tách, có màu hồng trắng, mắt xanh, đó mới là tôm ngon và còn khoẻ.
- Tôm hùm: Là loại tôm có kích thước lớn nhất, thường được bà nội trợ chọn khi chế biến các món hấp. Tôm hùm khoẻ, ngon là tôm có càng xanh trong và vỏ tươi bóng.

Chọn tôm khô
 

Tôm khô có thể dùng nấu canh với các loại quả bầu, quả bí, rau ngót, rau mùng tơi, hay ngâm với củ kiệu, làm gỏi, xào, rang đều rất ngon. Muốn mua được tôm khô ngon, chị em lưu ý nhé:
Tôm khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên (màu của men gạch), đó là loại tôm được phơi sống. Tôm khô có màu đỏ nhạt, hay đỏ sẫm là tôm đã để lâu ngày và được luộc chín mới phơi, hoặc tôm được tẩm bằng phẩm màu. Tôm ngon thịt săn, chắc, ngửi không có mùi nồng.
Tôm đất (sông) thường ngọt hơn tôm biển. Tôm đất thân nhỏ và tròn hơn tôm biển. Một cách khác nữa phân biệt là tôm biển thường có mùi tanh tanh hơn tôm đất.
Tôm khô bảo quản đúng có thể dùng trong nhiều tháng mà không lo bị mốc hay mất đi hương vị. Mua tôm ở chợ về, bạn nên phơi tôm khoảng 2 đến 3 ngày nắng cho tôm thật khô. Sau đó để nguội gói tôm vào trong giấy báo bọc lại cất giữ trong hũ đập nắp kín.
Theo: monngonhanoi.net

Món xưa hương mới

Xuân về, nếu trong gian bếp thiếu nồi chân giò hầm măng quen thuộc, không thấy bóng dáng món thịt kho nước dừa truyền thống hay vắng miếng thịt thưng tiện lợi..., cảm giác như hương tết không trọn vẹn. Nhưng đôi khi chính sự thân quen lại làm thiếu đi một chút háo hức, một chút mới mẻ bên bàn ăn gia đình trong những ngày đầu xuân.

Vẫn là nồi măng mê hoặc, vẫn là món kho tộ tỏa ngát hương dừa xiêm, vẫn là đĩa gỏi dưa hành củ kiệu chua ngọt kích thích vị giác, nhưng khúc biến tấu đến từ nguyên liệu chính sẽ là làn gió mới cho bữa ăn ngày tết của gia đình bạn. Chuyên gia ẩm thực Võ Quốc hướng dẫn bạn đọc cách làm những món ăn “bình cũ rượu mới” này.
Khô dưa hành củ kiệu
 
* Nguyên liệu:
- Khô bò: 100 gr
- Mực tẩm: 100 gr
- Khô cá chỉ vàng: 200 gr
- Kiệu, hành ngâm chua: 200 gr, ớt chua ngọt: 5 trái, nước tắc: 2 muỗng súp, nước mắm ngon: 1 muỗng súp, đường: 1 muỗng súp, tương ớt: 1 muỗng súp
* Cách làm:
- Khô bò và mực tẩm xé miếng vừa ăn, khô cá chỉ vàng đem nướng chín vàng, xé miếng vừa ăn. Kiệu chua để nguyên hoặc cắt dọc làm đôi. Hành chua bào mỏng. Ớt chua ngọt cắt khoanh vừa ăn. Nước trộn: cho nước tắc, nước mắm, đường, tương ớt vào chén, khuấy tan đều. Cho khô bò, mực tẩm, khô cá chỉ vàng, kiệu chua, hành chua, ớt vào đĩa sâu lòng, chan nước trộn lên, khi ăn trộn đều cho thấm.
Tôm kho trứng cút
 
* Nguyên liệu:
- Tôm sú: 1 kg
- Trứng cút: 30 quả
- Dừa xiêm: 2 trái
- Hành tím: 2 củ, tỏi: 3 tép, nước mắm: 2 muỗng súp, đường: 4 muỗng súp, muối: 1/2 muỗng súp, dầu ăn: 2 muỗng súp
* Cách làm:
- Chọn tôm sú tươi, rửa sạch, cắt râu và chân, chẻ sống lưng rút đường chỉ đen ở lưng (để vỏ). Trứng cút cho vào nồi luộc chín, vớt ra ngâm nước lạnh, lột vỏ. Tỏi, hành tím lột vỏ, băm nhỏ. Dừa chặt lấy nước. 
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì cho hành tỏi băm vào phi thơm, thả tôm vào đảo cho chín hai mặt. Cho tiếp nước dừa và trứng cút vào nấu sôi, nêm đường, nước mắm, muối cho vừa ăn. Kho đến khi nước sệt lại là được. Để bảo quản, cho tôm kho trứng cút vào tủ mát, khi ăn lấy ra hâm nóng lại. Món này dùng kèm với dưa cần hoặc rau sống các loại rất ngon.
Vịt hầm măng
 
* Nguyên liệu:
- Vịt: 1 con (khoảng 1,5 kg)
- Măng: 500 gr
- Gừng: 1 nhánh, hành tím: 5 củ, muối: 1 muỗng súp, đường: 1 muỗng súp, nước mắm: 2 muỗng súp, bún: 1 kg
* Thực hiện:
- Vịt làm sạch. Pha gừng với rượu trắng, xát lên vịt để khử mùi hôi. Măng rửa sạch, luộc cho bớt đắng, nêm ít muối vào nước luộc, xả nước lạnh nhiều lần. Hành tím để nguyên vỏ nướng sơ, rửa sạch vỏ. Gừng cạo vỏ, đập giập.
- Bắc nồi nước sôi, nêm nước mắm, muối, đường vừa ăn, cho hành tím, gừng vào. Cho tiếp vịt và măng vào hầm. Khi vịt vừa chín thì vớt ra xả qua nước lạnh, chặt từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho vịt vào lại nồi, nêm nếm vừa ăn. Hầm đến khi vịt và măng mềm là được. Múc vịt hầm măng ra tô, trang trí với gừng, hành tím, ớt thái sợi, dùng nóng với bún, chấm nước mắm gừng. Cách làm nước mắm gừng chấm kèm: Gừng giã nhuyễn, vắt bỏ bớt nước. Giã nhuyễn đường, tỏi, ớt, trộn chung với gừng, vắt chanh, cho nước mắm vào, khuấy đều.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Bí quyết làm xốt ngon tuyệt cho thịt bò

Chấm đẫm miếng thịt bò mềm ngọt vào chén nước xốt trong vắt, dẻo quẹo trước mặt, hương vị rất thân quen mà cũng rất bất ngờ vỡ òa trong vòm họng, đến khi miếng thịt bò đã nằm gọn trong dạ dày rồi mà cái vị chua chua, ngọt ngọt thanh tao, hài hòa tuyệt đối vẫn cứ thoang thoảng đâu đây.

Bí quyết làm xốt ngon tuyệt cho thịt bò

Quá thích thú trước chén nước xốt cho món thịt bò kiểu tây nhưng khẩu vị xốt lại rất “chiều” người Việt, tôi “truy lùng” cho ra “tác giả” của thứ nước chấm mê hoặc ấy: anh Lý Anh Tú, bếp trưởng nhà hàng 48 Bistro (TP.HCM). Anh Tú cho biết cách làm xốt chanh chua ngọt rất đơn giản: nếu dùng 1 kg chanh thì trộn vào nước cốt khoảng 350 gram đường, 20 gr muối, khuấy đều tất cả với nhau, bắc lên bếp nấu cho đến khi hỗn hợp còn lại ½ lượng nước ban đầu thì cho chừng 150 gr bơ phe vào, trộn tan là dùng được.
Nước xốt cho món thịt bò phong cách ẩm thực châu Âu rất đa dạng: xốt mù tạc, xốt tiêu xanh, xốt rượu vang, xốt nấm, xốt tỏi, xốt hành tím… Thông thường, thịt bò được tẩm ướp rất đơn giản, chỉ một chút muối, chút tiêu là xong nên nước xốt đóng vai trò cực kỳ quan trọng, làm tăng thêm hương vị của món ăn. Xốt mù tạc là một loại xốt rất đặc trưng. Anh Tú tư vấn nên dùng loại mù tạc nguyên hạt, hương vị sẽ thơm hơn. Xốt mù tạc thích hợp cho những ai không thích mùi thịt bò quá mạnh, bởi mùi thơm nồng của mù tạc sẽ làm giảm bớt đi mùi bò. Để làm xốt mù tạc, bạn chỉ cần phi thơm tỏi và hành tây bằm rồi cho nước dùng bò vào nấu đến khi rút lại còn 1/3 lượng nước. Cho hạt mù tạc vào, sau đó là một chút kem béo.
Riêng với xốt tiêu xanh, bạn nên đập giập tiêu trước khi chế biến. Với xốt nấm, nấm mỡ cho hương vị thoang thoảng dịu nhẹ nhưng rất hấp dẫn. Cuối cùng, đầu bếp Tú nhấn mạnh, nếu đã là nước xốt để ăn với thịt bò thì bắt buộc phải nấu bằng nước dùng bò, như thế mới tăng hương vị cho món ăn.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Bí quyết dùng mật ong thay cho đường trong nấu ăn

Bạn đã bao giờ dùng mật ong như một loại gia vị trong nấu nướng thay cho đường? Kết quả có khi khiến bạn phải bất ngờ đấy, nhất là với một số món nướng và bánh ngọt. Vị ngọt rất thanh cộng với mùi thơm khó cưỡng của mật ong khiến nhiều món ăn hấp dẫn hơn gấp bội.

Bí quyết dùng mật ong thay cho đường trong nấu ăn 1
Có vài điều bạn nên lưu ý khi dùng mật ong làm gia vị:
- Mật ong đặc biệt thích hợp với các món nướng. Chỉ cần nhắc đến cái tên ức vịt nướng mật ong, sườn heo nướng mật ong, bò cuộn nướng mật ong, cánh gà nướng mật ong…, đã thấy nước bọt tứa ra rồi! Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mật ong ngọt hơn đường gấp bội, vì vậy khi dùng mật ong để ướp, bạn nên “nhẹ tay”. Mật ong cũng rất dễ cháy nên khi nướng, dù là trên bếp than hay trong lò đều nên để nhiệt độ thấp hơn thông thường.
- Dùng mật ong khi làm bánh cũng là một ý tưởng tuyệt vời, vì nó vừa thơm, vừa giúp giữ bánh tươi mới lâu hơn đường. Khi lường mật ong bằng dụng cụ định lượng, nên phết một lớp dầu lên dụng cụ đó để khi trút ra, không một tí mật nào còn sót lại.
- Món sườn rim mật ong cũng rất ngon. Bạn cứ rim sườn theo cách bình thường, có điều thay đường bằng mật ong, món sườn sẽ thơm hơn, hương vị sẽ thanh tao hơn.
- Những ai thích chế biến sinh tố, nước ép trái cây, cocktail thì chắc chắn không thể bỏ qua mật ong. Dù bạn đang chế biến sinh tố nho với táo, sữa chua dưa hấu, lê với lòng trắng trứng… hay bất kỳ thứ gì khác, một chút mật ong sẽ làm thức uống của bạn ngon lên bội phần. Kem mật ong cũng là món mát lạnh, thơm lừng đến tận cuống họng.
- Cuối cùng, khi trữ mật ong nên chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. 
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Đa dạng món ngon với khổ qua

Giảm béo, giải nhiệt, trị rôm sảy, chống tăng huyết áp, trị hôi miệng, chữa ho, ngăn ngừa ung thư…, khoa học đã nêu ra 1001 công dụng của trái khổ qua.

Nhưng không phải ai cũng biết rõ những lợi ích tuyệt vời của nó. Với rất nhiều bà nội trợ, công dụng đầu tiên của loại trái phổ biến này là khiến bữa cơm gia đình thêm phần háo hức. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đã đủ để cất công tìm hiểu đủ các món ngon khổ qua khác nhau:

Vào bếp với khổ qua
Khổ qua xào trứng. Đây có lẽ là một trong những món thông dụng nhất với khổ qua, rất dễ ăn và cũng rất dễ làm. Chỉ cần bạn để lửa to một chút, xào nhanh tay rồi cho trứng vào. Những mảng trứng vàng ruộm ôm lấy màu xanh mướt, ăn vào giòn giòn, béo béo, hơi đăng đắng lúc ban đầu nhưng để lại vị ngọt thơm thật dễ chịu trong cuống họng. Đừng xào quá lâu, khổ qua phải giòn và xanh mướt (xào lâu sẽ làm ngả màu khổ qua) mới ngon. Nhắc tới trứng, bạn cũng có thể làm món trứng chiên khổ qua, ăn chung với cơm hoặc bánh mì nóng đều tuyệt. Bào khổ qua thật mỏng, thả vào tô trứng, kèm thêm vài lát ớt đỏ nữa. Đem chiên vàng trong tích tắc, bạn đã có một món ăn là ghiền.
Khổ qua nhồi thịt heo. Đó là một trong những món canh khổ qua kinh điển. Bạn cũng có thể thay thế thịt heo bằng thịt gà hoặc cá thát lát đều rất ngon. Điều quan trọng là bạn dành một ít thời gian để ướp nhân nhồi, nhớ đừng quên hành lá, tiêu đen và một ít nấm mèo hoặc nấm hương. Nước canh khổ qua nhồi trong vắt, mang vị ngọt ngào của thịt, của cá lẫn một tí đăng đắng thân quen.
Khổ qua chiên giòn. Món này nghe có vẻ hơi lạ với nhiều người nhưng là một thức ăn chơi rất thú vị. Bạn chỉ cần cắt khổ qua lát tròn gần 1cm, đem nhúng vào dung dịch bột chiên xù sền sệt, chiên trên chảo dầu nóng hệt như chiên hành tây, chiên hải sản. Chấm với tương cà hoặc tương ớt nếu thích vị cay.
Khổ qua nhồi trứng muối. Đó là một món ăn rất đẹp, cũng để ăn chơi, dành cho các “fan” đã trót ghiền vị đắng của khổ qua. Moi ruột khổ qua, luộc vừa chín tới trên bếp. Lòng đỏ trứng đem hấp chín, thêm vào một chút dầu ăn rồi nghiền nhuyễn. Nhồi lòng đỏ trứng vào ruột khổ qua, cắt lát vừa miệng. Khi ăn đem chấm với một chút xíu mật ong. Vị đắng thanh của khổ qua, mặn mà của trứng muối và ngọt ngào của mật ong tạo thành sự đối lập rất thú vị trong vòm họng.
Canh khổ qua cá lóc. Khổ qua đem cắt khúc sau khi đã moi ruột, nấu chung với cá lóc cũng rất ngon. Ngoài ra, bạn còn có rất nhiều món khổ qua khác, tha hồ “xoay tua”: khổ qua xào hải sản, lẩu khổ qua cá thát lát, khổ qua hấp dồn hải sản, nước ép khổ qua…
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Tự pha 5 loại đồ uống cực mát cho ngày nắng nóng


Nước tinh khiết luôn luôn là tốt nhất, tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn nên thay đổi hương vị của mình một chút. Thật không may, nhiều loại đồ uống mùa hè phổ biến thường chứa đầy đường và hóa chất hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là vài gợi ý giúp bạn có những loại thức uống mới lạ, ngon lành, và hoàn toàn dễ làm.
1. Nước dưa leo (Cucumber Water)
Dưa leo là một loại thực phẩm làm đẹp cực kì tốt, chứa nhiều vitamin A, C, B6, axit folic. Tính chất này sẽ ngấm vào nước, làm mới hương vị của nước bằng hương vị của dưa chuột. Loại thức uống này siêu dễ thực hiện và rất ngon!
 
Để pha chế, bạn chỉ cần:
- 1 quả dưa leo, chú ý lựa dưa phải tươi, không quá già cũng không quá non, rửa sạch và cắt lát khoảng 1cm.
- 2 lít nước tinh khiết.
Kết hợp dưa leo và nước trong một bình lớn và để nguyên trong một giờ hoặc lâu hơn. Sau đó bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thêm đá để thưởng thức.
2. Nước rau quả tươi (Aqua Fresca)
Đây là loại đồ uống phổ biến của Mexico, kết hợp với nước để tạo ra loại nước uống trái cây tươi với hương vị ưa thích của bạn.
 
Để thực hiện nó bạn cần:
- 4 ly nước tinh khiết lạnh
- 2 tách trái cây tươi bạn yêu thích (dưa hấu hoặc dâu…)
- Một vài lá cỏ ngọt (stevia) để tăng hương vị
- 2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi
- Vài lát chanh
Cho trái cây và nước vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước. Thêm nước cốt chanh và stevia. Trang trí với chanh xắt lát, bạn đã hoàn tất một loại thức uống ngon lành.
3. Trà bạc hà (Rooibos Iced Tea Mint)
Rooibos là chất chống oxy hóa cao, vì vậy nó giúp bạn giữ vẻ trẻ trung và làn da căng tràn sức sống. Chỉ cần một ít đá với bạc hà và chanh, bạn sẽ có ngay một loại đồ uống mùa hè mới giúp thanh lọc cơ thể.
 
Nguyên liệu:
- 6 túi trà Rooibos
- Một quả chanh (thái lát)
- Một vài lá bạc hà tươi
- Stevia (cỏ ngọt) để gia tăng hương vị
- 1 gallon nước sôi (khoảng 3.8 lít)
Cách thực hiện:
Cho các túi trà, chanh xắt lát và lá bạc hà vào một chiếc bình lớn rồi từ từ đổ nước sôi vào. Và tiếp tục khuấy đều cho đến khi trà nguội hẳn. Lấy các túi trà ra, và cho bình trà vào tủ lạnh.
Loại đồ uống này sẽ ngon hơn nếu uống với một ít đá lạnh.
4. Nước chanh húng quế (Basil Lemonade)
Chanh chứa một lượng lớn vitamin C và tính chất làm sạch cơ thể. Húng quế góp phần tạo nên một hương vị mới mẻ cho loại thức uống này.
 
Tất cả những gì bạn cần là:
- ½ chén nước cốt chanh tươi
- 1 lít  nước lạnh
- 1 chén lá húng quế tươi
- Lá Stevia để tăng hương vị
Vò lá hung quế rồi cho vào đáy bình. Cho nước chanh vào nước, khuấy đều rồi đổ vào bình có chứa lá húng quế. Thêm stevia để tăng hương vị. Dùng lạnh hoặc uống với một ít đá.
5. Rượu dâu tươi mát (Fresh Strawberry Wine Coolers)
Dâu tây chứa chất chống ôxi hóa cao, có tác dụng phòng chống một số bệnh ung thư, và là thực phẩm làm đẹp tuyệt vời. Dâu tây còn biểu tượng cho sự gợi cảm của phái đẹp. Rượu vang tốt cho tim mạch.
Để làm rượu dâu, những gì bạn cần là dâu tây, soda chanh, và rượu vang đỏ. Trộn tất cả với nhau và bạn sẽ có một loại đồ uống ngon lành.
 
Để làm được khoảng 5 ly rượu dâu chúng ta cần:
- 250g dâu tây tươi đã được gọt vỏ và xay nhuyễn
- 375ml soda chanh
- Khoảng 4 ly rượu vang đỏ
Khuấy đều dâu tây tươi, soda chanh và rượu vang đỏ với nhau trong một bình lớn. Nếu cần thiết, bổ sung thêm từng thành phần để tăng hương vị khác nhau.
Nếu bạn muốn một cốc rượu coolers như loại đóng chai, bạn có thể lọc bã dâu sau khi trộn xong. Nhưng sẽ tuyệt hơn nếu bạn giữ chúng lại, vì chúng làm rượu có mùi vị tuyệt hơn và mang đậm chất home-made. Làm lạnh và thưởng thức. Có thể cho thêm một ít đá nếu muốn.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Bữa cơm thêm thi vị với salad barbecue

Hãy làm mới bữa cơm ngày nóng với món rau thi vị và mát mắt. Đó là món salad barbecue của đầu bếp Kate Tait trên tạp chí Taste (Úc) với cách chế biến nhanh gọn nhưng không kém phần độc đáo.


Nguyên liệu
:
- 200 gr cherry, nho, hoặc cà chua, xắt làm tư
- 1 củ hành tây chia đôi, xắt lát mỏng
- 2 muỗng canh dầu oliu 
- 1 muỗng canh giấm rượu vang đỏ
- 4 trái bắp tươi đã bỏ vỏ
- ½ chén lá cây húng quế
- ¼ chén hạnh nhân nướng đã bỏ vỏ
Cách làm:
- Bỏ cà chua, hành tây, dầu oliu và giấm rượu vang đỏ vào 1 cái bát, nêm muối, tiêu đen tươi. Đậy kín nắp lại và cho vào tủ lạnh.
- Bổ dọc trái bắp, và tiếp tục xắt làm đôi. Lấy chổi phết dầu oliu lên trái bắp, rưới muối và tiêu đen tươi lên.
- Đặt bắp lên chảo nướng trong 5 phút, chủ yếu là phần hạt. Khi thấy bắp chuyển màu hồng nhạt là được.
- Tiếp tục cho hỗn hợp đã làm sẵn trong tủ lạnh vào và nhắc xuống.

- Trình bày ra dĩa như trong hình cho bắt mắt với rau salad để trên cùng.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Súp cá đậu cô ve thơm ngon cho bé

Món súp luôn là món ăn được nhiều người ưa thích và thích hợp trong mọi điều kiện thời tiết. Đậu cô ve có tính ôn, tác dụng nhuận tràng và bồi bổ nguyên khí, kết hợp với cá - loại thực phẩm giúp sống lâu. Cuối tuần hãy vào bếp làm món ăn bổ dưỡng này cho bé yêu nhà bạn nhé.


Nguyên liệu
:
- 120 gr cà rốt (1 củ nhỏ), gọt vỏ, xắt nhỏ
- 1/2 trái ớt chuông đỏ, bỏ hạt
- 100gr đậu cô ve, hoặc đậu que, đậu đũa
- 2 củ hành lá cỡ lớn, hoặc 4 củ cỡ nhỏ
- 750ml nước hầm xương
- 100 gr miến so
- 200gr fillet cá trắng không xương, xắt vuông 2 cm
- 1/4 tách rau húng quế tươi, xắt nhỏ
- 1/4 tách ngò tươi 
- Tiêu đen và muối
Cách làm:
- Cắt cà rốt và ớt chuông dài mỏng 3cm. Bỏ đầu và đuôi đậu que và cắt thành chiều dài 3cm. Cắt củ hành lá mỏng và xéo.
- Đun sôi nước hầm xương ở nhiệt độ cao. Giảm nhiệt độ xuống trung bình và thêm cà rốt, ớt và đậu. Nấu trong 2 phút.
- Cùng lúc, đặt miến vào một cái bát chịu nhiệt tốt ngâm với nước sôi trong 2 phút hoặc cho đến khi miến mềm.
- Thêm cá vào nồi súp, và nấu trong 2 phút.
- Trong khi nấu cá, vớt miến ra để ráo và cắt miến thành chiều dài 4cm. Cho vào bát.

- Cho rau húng quế và rau ngò vào nồi súp. Nêm muối và hạt tiêu. Múc súp lên mì và dùng nóng.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

Cách làm chả cá Lã Vọng ngon chiêu đãi cả nhà

Món chả cá có nguồn gốc từ Hà Nội này không hề khó làm tại nhà. Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi chết. Tự làm món ngon độc đáo này lại không khó chút nào.

Những người sành ăn cho biết chả cá Lã Vọng xưa làm từ cá lăng tươi bắt ở sông. Đây là loại cá có thịt chắc, trắng và có vị thơm ngon, lại không có xương dăm. Tuy nhiên, cá lăng tự nhiên bây giờ rất hiếm hoi và thường chỉ có cá nuôi, điều này cũng làm giảm bớt độ ngon của chả cá hơn trước đây.
Nếu không tìm được cá lăng, người ta có thể làm chả cá từ cá da trơn như cá tra, cá ba sa đã lọc bỏ xương và da.





Nguyên liệu:
- Cá lăng (cá tra, cá ba sa) lọc bỏ xương và da: 1kg
- Nước từ củ riềng: 2 muỗng (giã nát củ riềng, cho chút nước rồi vắt lấy nước)
- Mẻ: 2 muỗng (nếu không thích mẻ thì không cần cho vào)
- Rau thì là: 1 bó lớn
- Hành lá: 1 bó lớn
- Mắm tôm Bắc: 4 muỗng
- Đậu phộng rang bóc vỏ: 200g
- Gia vị tiêu, muối, nước mắm
Cách làm:
- Cá cắt mỏng miếng vừa ăn, ướp nước riềng, mẻ, nước mắm, muối, tiêu, dầu ăn trong 1 giờ đồng hồ.
- Quạt than củi và nướng cá bằng vỉ cho đến khi chín vàng. Có thể nướng bằng lò nướng cũng được.
- Trước khi ăn, dùng chảo cho một ít mỡ heo (dùng dầu ăn thì không thơm bằng) và đảo cá cho nóng với hành lá và thì là cắt khúc, sau đó cho cá vào tô bún, múc mắm tôm đã pha và trộn đều, rắc đậu phộng rang lên rồi thưởng thức.

Chú ý: Dùng mắm tôm Bắc mới đúng kiểu (mắm tôm mua ở siêu thị Coopmart), cho đường, chanh, ớt quấy đều theo tỉ lệ: 1 muỗng mắm tôm, 1 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn

"Phá cách" cho bún đậu mắm tôm

Bạn đã bao giờ cố gắng “trang điểm” cho bún đậu mắm tôm – món ngon thuộc loại dung dị nhất thế giới ? Siêu đầu bếp 2013 Nguyễn Trọng Nghĩa đã để cho trí tưởng tượng bay xa, khoác một chiếc áo dạ hội rực rỡ vào cô bé Lọ Lem ngày ngày quanh quẩn bên góc bếp, biến bún đậu mắm tôm bất ngờ trở thành nàng công chúa lộng lẫy.


Nguyên liệu:
- Đậu hủ chiên: 4 miếng
- Thịt ba rọi : 400 gr
- Hành tím: 6 củ
- Tỏi: 10 tép
- Ngò rí: 3muỗng súp
- Ớt hiểm: 4 trái
- Riềng: 4 lát
- Nước cốt chanh: 1 muỗng súp
- Sả: 3 cây
- Thính gạo rang xay: 2 muỗng café
- Mắm tôm: 1 muỗng súp
- Bún tươi cọng nhỏ: 1 kg
- Rau thơm các loại: 200 gr
- Rau muống cọng: 50 gr
- Nước mắm: 1,5 muỗng súp
- Đường: 2 muỗng súp
Cách làm:
- Luộc chín thịt, cắt miếng vừa ăn.
- Phi hành, tỏi, sả bằm cho thơm, sau đó cho mắm tôm vào xào.
- Nướng sơ hoặc rang sơ trên chảo cho thơm hành, tỏi, ớt, ngò rí, riềng.  Cho tất cả vào cối giã nhuyễn.
- Pha vào hỗn hợp giã nhuyễn kể trên đường, nước cốt chanh, nước mắm, mắm tôm và thính gạo rang.
- Ăn bún kèm với thịt luộc, đậu hũ chiên, các loại rau sống và nước chấm mắm tôm.
Theo: saigonamthuc.thanhnien.com.vn