Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh trĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Những dấu hiệu chính khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ là căn bệnh mà có đa số người Việt Nam mắc phải, trong bệnh trĩ lại được chia thành nhiều loại khác nhau.
Đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Với bệnh trĩ hỗn hợp có sự kết hợp giữa trĩ ngoại và trĩ nội gây ra cảm giác khó chịu cho người bị và làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc trĩ!
Mắc bệnh trĩ hỗn hợp có những biểu hiện bệnh như thế nào? Trĩ hỗn hợp là loại bệnh trĩ phức tạp nhất so với hai nhóm trĩ ngoạitrĩ nội. Bởi trĩ hỗn hợp có biểu hiện của cả bệnh trĩ ngoại và trĩ nội, do vậy loại trĩ gọi là trĩ hỗn hợp.
Những dấu hiệu chính khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp

Đại tiện ra máu: sau khi đại tiện, xuất hiện máu tươi, thường người bệnh không cảm thấy đai, đây là biểu hiện bệnh trong thời kì đầu.
Sa búi trĩ: hiện tượng này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh, thường thì trước đó có biểu hiện đại tiện ra máu, sau đó mới xuất hiện biểu hiện sa búi trĩ, càng về sau kích thước búi trĩ to ra, dần dần tách hẳn ra khỏi lớp da, khi đi đại tiện búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn.
Đau: người mắc bệnh trĩ hỗn hợp khi búi trĩ sa ra ngoài có thể bị nhiễm trùng, sưng, hoại tử, sẽ có mức độ đau nhức khác nhau.
Ngứa: ở giai đoạn cuối, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, kèm theo chảy dịch ở hậu môn, dịch này kích thích lên vùng hậu môn gây ngứa ngáy khó chịu.

Những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu

Những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu. Bạn đang lo lắng nếu mình mắc trĩ ngoại thì sao? Có những triệu chứng gì cần phải biết? Và phòng tránh như thế nào/? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!:

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ, các khối trĩ ngoài nằm ở vị trí bên dưới đường lược.Trong lâm sàng thực tế trĩ ngoại có thể chia ra làm nhiều loại, do vậy biểu hiện của trĩ ngoại cũng có nhiều khác biệt, cần chọn nữa phương pháp điều trị phù hợp với bệnh.
Vậy những dấu hiệu của trĩ ngoại giai đoạn đầu là gì? Các chuyên gia hậu môn trực tràng sẽ cho bạn lời khuyên chi tiết:
Biểu hiện của trĩ ngoại giai đoạn đầu là gì?
Dấu hiệu như khối huyết trĩ ngoại: trường hợp này thường xuất hiện ngẫu nhiên gây cho người bệnh cảm giác đau đớn rõ rệt, đôi khi có các triệu chứng trên toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc. Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động, khi xảy ra viêm nhiễm  bề mặt da hậu môn bị loét, có mủ và hình thành rò hậu môn.
Nếu là mô liên kết trĩ ngoại thời kì đầu thường có biểu hiện sưng to ở nếp gấp. Viêm nhiễm thường không ngừng kích thích nên da bên ngoài hậu môn hoặc phía trước hậu môn , đôi khi là cả hai.Thường đi kèm với chai cứng hậu môn dễ gây kích thích, co thắt co vòng và gây ra đau nhức.
Trĩ ngoại còn bao gồm viêm trĩ ngoại và sưng phồng tĩnh mạch trĩ ngoại, thường do hậu môn phải chịu tổn thương do viêm nhiễm, người bệnh thường có cảm giác nóng rát khó chịu ở hậu môn.Tĩnh mạch trĩ ngoại hậu môn sưng phồng nằm phái dưới đường lược, hình thành các khối hình tròn, hình bầu dục hoặc lăng trụ mềm ở lề hậu môn.Nếu có mụn nước thì tình trạng càng diễn biến nghiêm trọng hơn.Theo y học cổ truyền nó được xếp vào phạm vi trĩ khí.

Tổng hợp 3 giai đoạn chính của trĩ nội cho những bệnh nhân mắc phải

Tổng hợp 3 giai đoạn chính của trĩ nội cho những bệnh nhân mắc phải. Như chúng ta đã biết sự khổ sở của người mắc bệnh trĩ. Song bệnh trĩ lại không phát tác nhanh gọn mà kéo dài âm ỉ cho tới khi gây sự khó chịu cho người bệnh.
Chính điều này đã làm cho người bệnh không chú tâm và để nặng rồi mới chữa một phần cũng do ngại ngùng nữa!
Trĩ nội là một bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp, càng ngày người bệnh càng có ý thức tìm hiểu và nâng cao nhận thức về bệnh trĩ, đặc biệt là các biểu hiện của trĩ nội. Để phòng ngừa trĩ nội cần phải hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các triệu chứng và sự phát triển của bệnh.
Trĩ nội và 3 giai đoạn phát triển
Dựa vào mức độ nghiêm trọng khác nhau của trĩ nội ta có thể chia làm 3 giai đoạn.:
Ở giai đoạn 1: ngoài hiện tượng đại tiện ra máu, những giọt máu thường lẫn trong phân hoặc xuất ra bên ngoài thì không có cảm giác gì.Khi nội soi có thể phát hiện trên niêm mạc có các nốt to nhỏ khác nhau, mềm và có màu đỏ; kiểm tra bằng tay thấy mềm, niêm mạc mỏng, khi đi đại tiện dễ cọ sát với phân và gây chảy máu, các giọt máu lẫn trong phân. Ở giai đoạn này các búi trĩ nhỏ và không lòi ra bên ngoài hậu môn.
Tiếp đến là giai đoạn 2 của trĩ nội: ở giai đoạn này sau khi chảy máu liên tục sẽ rất dễ hình thành viêm nhiễm, gây sưng và đau đớn ở hậu môn, tình trạng này phát triển ngày càng nặng hơn, các búi trĩ to hơn và lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự thu vào được. Khi nội soi phát hiện các lớp niêm mạc trở lên dày hơn, các búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím, có kèm theo dịch tiết. Khi đi đại tiện do sự kích thích và ma sát với phân sẽ rất dễ gây ra chảy máu.
Cuối cùng là giai đoạn 3 của trĩ nội: ở giai đoạn này bệnh tình của người bệnh đã trở lên khá nghiêm trọng, sự khó chịu và đau đớn họ phải chịu nhiều hơn 2 giai đoạn trước rất nhiều. Các búi trĩ ngày càng to hơn, tăng sản mô liên kết, niêm mạc dày lên, có màu hồng đậm và thô ráp. Các búi trĩ khi lòi ra khỏi hậu môn thì không tự thu vào được nữa, cần phải dùng tay nhét vào hoặc nằm ngửa  một lúc mới có thể thu vào được.Trong giai đoạn này các búi trĩ lòi ra ngoài thường xuyên hơn chỉ cần dùng sức một chút, khi ho, khi đi bộ hoặc khom người cũng khiến các búi trĩ lòi ra.Nêu các búi trĩ sau khi lòi ra ngoài mà không thể thu vào được là do cơ vòng bị co thắt, gây sức ép, cản trở sự lưu thông của máu, khiến các búi trĩ sưng và tắc nghẽn, có thể dẫn đến hoại tử, gây đau nhức và nghẹt búi trĩ.Nếu hoại tử này gây ra viêm loét, chất dịch tiết ra nhiều,  ngoài cảm giác đau đớn khó chịu còn có thể kèm theo nóng sốt, tiểu tiện khó khăn, thậm chí do phân ma sát lên các vết loét có thể gây ra chảy máu dai dẳng và các triệu chứng khác.Người thường xuyên bị chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu, vì vậy cần quan sát và kiểm tra cẩn thận.
Trên đây là tư vấn của các chuyên gia Thiên Tâm về “ 3 giai đoạn phát triển của trĩ nội” , các chuyên gia nhắc nhở bạn rằng: khi phát hiện các triệu chứng của trĩ nội không nên trì hoãn và kéo dài thời gian trị bệnh, không đươch tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các nguy hại về sau.

Phụ nữ có nhiều thoái quen dễ gây ra bệnh trĩ

Những thói quen dễ gây bệnh trĩ ở phụ nữ. Đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở các bạn nữ, Chúng ta cùng đọc và xem các biện pháp giúp phòng ngừa chữa trĩ hiệu quả nhé!
Bệnh trĩ rất phổ biến và đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, trong đó có cả một số thói quen thường ngày của không ít chị em.


Thích “yêu” qua “cửa sau”Sống chung với nhau gần 5 năm, anh Hoàng chồng chị Huyền ở Thanh Trì, Hà Nội muốn đổi tư thế “yêu cửa sau” để tìm cảm hứng mới. Lúc đầu chị Huyền cũng hào hứng tham gia nhưng chỉ sau vài tháng thường xuyên “yêu” cửa sau chị Huyền bắt đầu cảm thấy khó chịu, hậu môn đau rát, đại tiện khó khăn.
Ngừng “yêu” qua “cửa sau” một thời gian, tuy cảm giác đau có giảm nhưng chị lại thấy có cục thịt thừa lòi ra. Chị đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận chị bị trĩ ngoại, trước mắt cần uống thuốc hạn chế búi trĩ thò ra sau đó sẽ thực hiện một số phương pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ. Vậy là vì sở thích “yêu cửa sau” mà chị Huyền phải ròng rã điều trị bệnh trĩ trong nhiều tháng.
Ăn đồ ăn nhiều gia vị
Sinh ra và lớn lên ở miền Trung, chị Thu Hằng ở Quảng Bình ăn cay rất giỏi và rất thích ăn đồ ăn nhiều gia với nhiều loại gia vị. Không chỉ ớt, gừng, tỏi… chị còn sử dụng nhiều loại gia vị khác cho bữa ăn hàng ngày. Sống độc thân nhưng mỗi khi nấu ăn chị chuẩn bị đầy đủ các loại gia vị và nấu nướng cầu kì mới được những món ăn như ý.
Sở thích ăn nhiều gia vị như ngấm vào máu, đi đâu ăn gì chị cũng nêm thật nhiều ớt, tỏi… Chị không hay biết rằng, ớt hay bất kì loại gia vị nào nếu ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức về sức khỏe.
Cho tới khi chị thường xuyên bị táo bón kéo dài, đau rát hậu môn và thường xuyên đại tiện ra máu… thì chị mới chịu đi khám và được biết mình bị bệnh trĩ, búi trĩ đã thò ra ngoài. Bác sĩ cho biết, trường hợp của chị tốt nhất là cắt bũi trĩ vì nó thò ra quá dài.
Rất nhiều chị em thích ăn gia vị nhưng ít chị em biết rằng lạm dụng gia vị có thể dẫn tới bệnh trĩ.
Vệ sinh không đúng cách.
Trong khi nhiều chị em vô tình mắc trĩ vì thiếu hiểu biết trong chuyện “yêu qua cửa sau”, ăn nhiều gia vị thì nhiều chị em khác mắc bệnh trĩ bởi lý do rất đơn giản là vệ sinh sai cách.
Tiến sĩ Tiễn sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam phân tích, hầu hết mọi người đều sử dụng giấy vệ sinh sau khi đại tiện nhưng thực chất giấy vệ sinh kể cả giấy tốt cũng rất khó có thể làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn. Trong khi đó, nhiều chị em tiết kiệm dùng những loại giấy không đạt chất lượng, chất thải càng đọng lại nhiều hơn. Chính những dư lượng trong phân trở thành “mảnh đất màu mỡ” và lâu dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Vệ sinh hậu môn đúng cách nhất là sử dụng nước sau khi đi vệ sinh, hiệu quả hơn là tắm sau khi đi vệ sinh chừng 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ.
Phòng bệnh trĩ không khó
Tiễn sĩ Nhâm cho biết bệnh trĩ phổ biến ở cả nam và nữ nhưng phụ nữ thường dễ mắc bệnh trĩ hơn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến bện trĩ, trong đó thói quen sinh hoạt hàng ngày là một tác nhân quan trọng khiến chị em dễ mắc bệnh trĩ hơn. Nếu bạn có thói quen “yêu” bằng “cửa sau”, ăn nhiều loại gia vị, vệ sinh không đúng cách… thì nguy cơ bị trĩ sẽ cao hơn nhiều lần so với bình thường.
Theo giải thích của Tiến sĩ Nhâm thì do hậu môn không được thiết kế phù hợp với việc quan hệ tình dục và không có khả năng tiết nhờn bôi trơn. Chính vì thế, “yêu” qua “cửa sau” dễ khiến hậu môn dễ vị xước, thủng, rách niêm mạc tạo điều kiện để bệnh trĩ hình thành và phát triển.
Ăn nhiều gia vị, ăn cay kích thích ngon miệng nhưng không lạm dụng gây hại đến các cơ quan tiêu hóa. Không riêng phụ nữ, nam giới ăn nhiều gia vị, đặc biệt là ăn cay cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các loại gia vị cay có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ và chảy máu. Bệnh sẽ càng nặng hơn khi bệnh nhân bị chảy máu đường ruột mà vẫn ăn nhiều gia vị. Thực tế, rất nhiều chị em thích ăn gia vị nhưng ít chị em biết rằng lạm dụng gia vị có thể dẫn tới bệnh trĩ. Vì vậy, nên hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm này để tránh bệnh trĩ.
Tuy nhiên, việc phòng tránh bệnh trĩ lại không khó. Chị em cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả. Hạn chế ăn muối, đường, không sử dụng các thức ăn có chất kích thích… tránh tình trạng táo bón kéo dài.
Uồng nhiều nước lọc, nước hoa quả. Chế độ vận động như đi bộ, tập thể dục phù hợ để kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn hạn chế táo bón. Tránh những thực phẩm nhiều gia vị cay, tránh uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước. Tránh các tác động trực tiếp đến hậu môn như quan hệ tình dục qua hậu hôn.
Hạn chế, ngồi quá lâu, đặc biệt không nên ngồi xổm hoặc đứng trong thời gian dài bệnh trĩ sẽ càng nặng hơn. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, mỗi giờ bạn nên đứng dậy đi lại khoảng vài phút. Tại nhà, bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái khi đi ngủ, nằm đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và giúp tăng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể.
Ngoài ra, để tránh bệnh trĩ, bạn cần tuyệt đối không nín, nhịn đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh…
Nguồn afamily.vn

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại



Trĩ Nội

Đặc điểm của trĩ nội

- Xuất phát ở bên trên đường lược

- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn

- Không có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Trĩ Nội được chia làm 4 độ:

Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.

Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.

Trĩ Ngoại

Đặc điểm của trĩ ngoại


- Xuất phát bên dưới đường lược

- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

- Có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa

Trĩ Ngoại được chia làm 4 thời kỳ:

- Trĩ lòi ra ngoài.

- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.


Nguồn: benhtrihcm.com

Tìm hiểu về bệnh trĩ



1-Bệnh trĩ là gì?

Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.
Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

2-Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh?

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
-Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
-Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. 
-Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa. 

3-Lầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác?

Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc. Búi trĩ sa ra ngoài thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều trị khác nhau.

4-Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ?

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
-Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
-Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v… 
-U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

5- Điều trị

Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. 

- Điều chỉnh thói quen ăn uống: 

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
Uống nước đầy đủ.
Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.


Thuốc chữa bệnh trĩ tham khảo: www.batbenh.com/2012/12/benh-tri-chua-benh-tri-dieu-tri-benh-tri.html

Bệnh trĩ có nguy hiểm không ?



Bệnh Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh phát triển từ từ nên thường bị bệnh nhân bỏ qua, đến khi thấy cần phải chữa trị thì bệnh đã nặng rồi.

Đối tượng nào thường hay bị trĩ?

Chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một số đối tượng chủ yếu mà nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều kết luận:

Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động: nhân viên văn phòng, bán hàng, lái xe, thợ may,...

Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên: khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ sát gây đau rát chảy máu.
Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,.... Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là “bất khả kháng”: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

Phụ nữ cho con bú: thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ...

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn... đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, nên bệnh nhân thường rất ái ngại đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Biểu hiện của trĩ

Bệnh trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua hai triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩ.

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy sau khi đi cầu hoặc nhìn thấy vài tia máu nhỏ dính vào phân. Về sau mỗi khi đi cầu thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều hay ngồi xổm thì máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

Sa búi trĩ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài hai triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như viêm nhiễm, tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe...

Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bao giờ cũng vậy việc phòng bệnh luôn luôn quan trọng và hiệu quả hơn là có bệnh rồi mới chữa. Vì vậy quý vị có thể thực hiện một số lời khuyên sau đây để hình thành cho mình một thói quen tốt trong cuộc sống, giúp quý vị phòng tránh và điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả.

Đi bộ thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc trĩ

Các lời khuyên sau sẽ giúp quý vị ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

1. – Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

2. – Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà.

+ Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho ngư bệnh trĩ).
Mot so cach phong ngua benh tri 3

3. – Vận động thể lực:

Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

4. – Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

Nói chung, để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả chúng ta cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý sao cho cung cấp đủ chất xơ, cơ thể mát mẻ, tránh để nóng trong, táo bón.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ



Gần đây, tôi đi ngoài rất khó, ở phần hậu môn bị phồng, ngứa, rát, ngồi xuống thấy đau, có khi bị chảy máu khi rặn. Có phải tôi bị bệnh trĩ? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi nguyên nhân bị bệnh trĩ? (Vương Mạnh Thủy - Hải Phòng).

B/s trả lời:

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội. Nguyên nhân gây bệnh có thể do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng giãn lớn quá mức nên sinh ra trĩ. Cũng có thể do bạn bị táo bón thường xuyên, tiêu chảy thường xuyên, hay bị stress cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Biểu hiện của bệnh là cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nặng nếu thường xuyên bị táo bón. Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến công xuất làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ cả y học cổ truyền và y học hiện đại rất hữu hiệu.

Trường hợp của bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có một chế độ sinh hoạt điều độ, tránh làm việc nặng, tránh ngồi nhiều, kiêng dùng rượu bia và các chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
(Theo BS Nguyễn Hải - Sức khỏe & Đời sống)