Bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ, điều trị bệnh trĩ

Thuốc số 15: Chữa bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ nội - trĩ ngoại Trĩ nội: được chia làm 4 độ Độ 1: đi cầu ra máu, Độ 2: đi cầu ra máu, loài ra thụt vào, Độ 3, Độ 4...

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Các món món ốc lạ ở vỉa hè Sài thành



Ốc nấm thực chất là ốc hay nấm? Bạn có thể đến ốc Vi Sài Gòn để khám phá và giải đáp thắc mắc này.



Đây là quán ốc Sài Gòn đầu tiên có mặt ở Hà Nội cách đây 4 năm, với cơ sở 1 đã rất nổi tiếng ở số 19 phố Gia Ngư (chợ Hàng Bè). Khu chợ nhỏ về chiều yên tĩnh và thoáng đãng, ngồi vỉa hè nhâm nhi các món ốc cứ có cảm giác như đang ở đầu ngõ nhà mình.

Mới đây, quán khai trương thêm cơ sở 2 tại phố Phan Chu Trinh, khang trang và đẹp đẽ hơn, tuy nhiên phần vỉa hè rộng thoáng vẫn được ưu ái hơn cả. Nhiều khách ruột của quán cho biết họ thích nhất cảm giác ngồi ở vỉa hè những buổi chiều cuối tuần lộng gió, vừa rộng vừa thoáng đãng. Ngồi tán gẫu với bạn bè và lai rai các món ốc đậm chất Sài Gòn, hít hà trên đầu luỡi và đầu ngón tay thì thật “đã mồm”.

Nhắc đến ốc Vi Sài Gòn, mọi người hay nghĩ đến thực đơn rất phong phú. Quả thật, ưu điểm nơi này chính là thường xuyên cập nhật món mới. Thời gian này, nhiều thực khách tỏ ra "mê mệt" 2 loại ốc độc đáo của quán - ốc mặt trăng và ốc nấm - với các cách chế biến cũng độc đáo không nơi nào có.

Ốc mặt trăng xào xả ớt là món thú vị. Đây là loại ốc không chỉ thu hút khách bằng chiếc vỏ đẹp mắt mà thịt của nó cũng rất giòn và ngọt. Ốc ngon kết hợp thêm xả ớt băm rất nhỏ xào lên tạo thành một thứ nước sốt sền sệt đậm đà, thơm cay. Để không hoài phí nước sốt, khách sẽ có thêm chiếc bánh đa ăn kèm càng khiến món thêm vui tay, vui miệng. Thưởng thức ốc mặt trăng xào xả ớt, đa số khách đều chịu khó "chấm mút" và quệt đến sạch đĩa mới thôi.
Ốc mặt trăng xào xả ớt ăn kèm bánh đa đảo Lý Sơn.

Riêng ốc nấm lại thưởng thức "nhàn nhã" hơn. Không phải nhể hay "mút mát" nhiều, khách chỉ việc dùng xiên hoặc đũa gắp những con ốc có thớ thịt dày, đã mắt lên thưởng thức. Ốc nấm chế biến khéo léo theo kiểu chiên nước mắm là ngon nhất, khách có thể cảm nhận được độ giòn bên ngoài, trong khi bên trong thì sần sật và ngọt của thịt ốc nấm. Ốc nấm chiên nước mắm cần phải ăn lúc nóng sốt, khi này món vừa dậy mùi vừa không bị khô cứng, đảm bảo làm chảy nước miếng ngay cả thực khách khó tính nhất.

Tuy nhiên, nếu thích ăn kiểu "ướt át" hơn, bạn cũng có thể gọi ốc nấm xào bơ tỏi. Ưu điểm của món này là thơm và ngậy, nước xào cũng có thể ăn cùng với bánh mỳ, vừa ngon vừa ấm bụng.

Ốc nấm xào bơ tỏi ăn kèm bánh mỳ chuột.

Ốc mặt trăng và ốc nấm đều là hàng "nhập khẩu" từ một vùng biển đảo của miền Trung, số lượng hàng ngày chỉ được vài chục đĩa, vì thế được đánh giá là món độc, ngon và lạ, đáng để thưởng thức tại Ốc Vi Sài Gòn.

Ngoài ra, đến đây khách cũng có thể thưởng thức nhiều món ốc ngon đặc trưng khẩu vị miền Nam như càng ghẹ rang me rang muối, chem chép nướng mỡ hành, ốc len xào dừa...

Riêng tại cơ sở 26B Phan Chu Trinh còn có thêm món lẩu mắm với các loại rau “nhập khẩu Sài Gòn” rất ngon cho thực khách thích lai rai. Các bạn đến cơ sở 2 vào buổi trưa nếu đi đông người thì nên đặt chỗ trước, vì hầu như các buổi trưa trong tuần đều kín dân công sở đến ăn trưa bởi ngoài các món ốc chấm bánh mỳ, quán còn có đủ các món no bụng như cơm rang, cháo, mỳ, miến.

Lẩu mắm ở cơ sở 2.

Thông tin ưu đãi:

Tại Ốc Vi Sài Gòn có chương trình Happy Hour hàng ngày từ 14h-18h, khách hàng được giảm 10% trên tổng hóa đơn, có thẻ HS-SV được giảm thêm 5%.

Chương trình áp dụng cho cả 2 cơ sở 19 Gia Ngư & 26B Phan Chu Trinh. Điện thoại đặt bàn: 0938791080/ 0462678111.

Website: www.quanvisaigon.com.

Tư liệu: Ốc Vi Sài Gòn.



Nguồn: Theo Tri Thức

Siêu thực phẩm cho mẹ bầu song thai

Bà bầu mang song thai cần chọn thực phẩm nhiều dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt.

Dù các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ khuyên phụ nữ mang song thai nên tăng lượng calories hấp thụ lên khoảng 600 calo/ ngày, điều này đồng nghĩa với việc chị em sẽ phải tăng nguồn năng lượng gấp đôi so với bà bầu đơn thai, nhưng đừng vì thế mà tạo điều kiện cho mình tha hồ thưởng thức các món ngọt hay kẹo bánh, ngược lại, cần cân nhắc thật kỹ trong việc chọn lựa món ăn giàu dinh dưỡng để cả 2 bé trong bụng bạn đều được phát triển tốt nhất có thể.

Có nhiều “siêu thực phẩm” dành cho bà bầu sinh đôi vì vừa chứa đầy đủ dưỡng chất: protein (đạm) giúp xây dựng tế bào, năng lượng, sắt chống thiếu máu, canxi cho các bé và củng cố xương cho bạn, axit folic đánh bại dị tật bẩm sinh v.v…Không những vậy, đây lại là những món ăn rất thông dụng có thể dễ dàng tìm thấy ở chợ, siêu thị, hơn nữa chúng lại rất ngon miệng với những bà bầu hay ốm nghén.

1. Các loại hạt
Protein là thành phần quan trọng trong việc tạo nên các tế bào cho thai nhi, đứng đầu trong các loại dinh dưỡng cần được dung nạp trong suốt thai kỳ. Vì các bé của bạn tăng trưởng rất nhanh nên nhu cầu về chất đạm (protein) cần tăng khoảng 30% so với bình thường. Nếu như bà bầu đơn thai được khuyên tăng từ 45 – 60 gr đến 75 – 100 gr thì với bà bầu sinh đôi, cần phải tăng gấp đôi nhu cầu này. Dễ đảm bảo nhu cầu đạm như trên là hỗn hợp các loại hạt được đánh giá là một loại “siêu thực phẩm” vừa thơm ngon vừa chứa rất nhiều đạm và các dưỡng chất khác, như hạt hạnh nhân cung cấp thêm vitamin E, hạt điều rất giàu selen, magie, phốt pho, sắt … Để nạp đủ protein cho nhu cầu của cả 2 bé, bạn có thể dùng hỗn hợp hạt nho, anh đào khô, ngũ cốc, bánh quy nhạt, hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, điều .v.v… và cả socola đen không đường để làm món ăn nhẹ hàng ngày cho cả 3 mẹ con.

2. Ngũ cốc

Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng đều chứa axit folic, vitamin nhóm B làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi nếu mẹ dùng thường xuyên trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa bà bầu hoạt động tốt hơn, giảm chứng khó tiêu và táo bón rất hay gặp trong thời gian thai nghén. Để ngon miệng hơn với món ăn đầy dinh dưỡng này, các mẹ bầu có thể trộn chung với sữa vào mỗi buổi sáng và các buổi ăn nhẹ trong ngày.

3. Sữa chua

Là nguồn cung giàu canxi, sữa chua rất cần thiết cho sự phát triển răng và cấu trúc xương của các bé. Đây cũng là nguồn cung cấp protein lý tưởng cho mẹ bầu song sinh. Một điểm cộng nữa cho sữa chua chính là có rất nhiều hương vị phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của bà bầu hay nghén. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những loại sữa chua bổ sung đường và chất béo. Để nhận được lợi ích tốt nhất từ sữa chua, bà bầu nên chọn loại ít chất béo hoặc không béo, có thể thêm vị ngọt bằng cách cho vào món ăn này ít mật ong, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc v.v…

4. Tôm

Hải sản là món ngon, bổ dưỡng nhưng có nhiều loại lại không tốt cho phụ nữ mang thai do chứa hàm lượng thủy ngân cao và các hóa chất khác. Tuy nhiên, tôm lại là loại hải sản rất bổ dưỡng và an toàn cho bà bầu, nhất là những thai phụ có nhu cầu dinh dưỡng cao như bà bầu song thai hay đa thai. Không chỉ là nguồn cung lý tưởng của protein, tôm còn có rất ít chất béo, giàu selen và vitamin D, cũng như rất dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon, dễ thưởng thức. Nhưng khi ăn tôm, mẹ bầu nên lưu ý không dùng sushi tôm hay các món tôm tái vì có thể nhiễm khuẩn gây hại đến các bé yêu trong bụng.
5. Đu đủ

Không những là loại trái cây ngon ngọt, đu đủ còn là lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bầu song thai do tác dụng thúc đẩy lượng protein trong cơ thể mẹ qua việc cung cấp hàng loạt các enzyme giúp phân giải protein, kích thích tiêu hóa chất đạm tốt hơn. Đây cũng là loại trái cây rất giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và giảm ốm nghén rất hiệu quả. Tất nhiên khi ăn đu đủ hay bất kỳ loại trái cây nào, chị em cũng nên rửa và ngâm thật kỹ để loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, hóa chất hay vi khuẩn bám trên chúng.

6. Trứng

Vừa chứa hàm lượng protein cực cao, vừa là nguồn cung phong phú chất choline giúp phát triển chức năng của não và bộ nhớ thai nhi, trứng còn rất giàu Omega – 3 tăng cường, thúc đẩy sự phát triển não bộ các bé. Việc chế biến các món ăn từ trứng cũng không quá khó, mà lại rất đa dạng và thơm ngon. Trứng luộc xắt lát nhỏ trộn kèm salad rau củ quả, trứng rán kèm bánh mì v.v… là những món ăn rất dễ thưởng thức với hầu hết thai phụ.
 7. Bánh sanwich gà

Trong khi nhiều loại bánh sanwich làm từ các loại thịt khác nhau có liên quan đến nguy cơ gây bệnh listeriosis, một loại vi khuẩn đặc biệt gây hại cho bào thai, thì món thịt gà và sanwich làm từ thịt gà như ức gà nướng kẹp với bánh mì, rau bina, rau diếp, cần tây, dưa leo và các loại rau có màu xanh đậm, v.v…lại được các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên dùng do đây là món ăn chứa nhiều protein nhưng lại ít chất béo, rất tốt cho chị em mang song thai vốn cần nguồn cung protein phong phú với hàm lượng cao.

8. Rau Bina

Rau Bina và các loại rau có lá màu xanh đậm là những loại thực phẩm giúp bà bầu mang song thai nạp rất nhiều canxi, axit folic, vitamin K, vitamin C, sắt, chất xơ v.v… Có nhiều cách để chế biến món rau Bina trở thành một món ăn ngon mắt, ngon miệng và bổ dưỡng như kẹp chung với các loại bánh sanwich, xào với khoai tây hoặc mì, nấu súp …

9. Bơ đậu phộng
Món ăn ngon này không chỉ thu hút các bé mà còn là nguồn cung chất dinh dưỡng tuyệt vời cho bà mẹ tương lai. Những lát bánh mì ngũ cốc nguyên chất phết đầy bơ đậu phộng vừa giúp bà bầu ngon miệng vừa cung cấp hàng loạt các dưỡng chất quan trọng trong suốt thai kỳ như thiamin, niacin, kali, kẽm cùng hàm lượng cao chất protein và các chất béo lành mạnh khác. Bơ đậu phộng cũng được xem là lựa chọn tốt hơn so với bơ truyền thống hoặc bơ thực vật vốn không hội đủ các lợi ích dinh dưỡng nêu trên.

Q.Như (Khampha.vn)

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại



Trĩ Nội

Đặc điểm của trĩ nội

- Xuất phát ở bên trên đường lược

- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn

- Không có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Trĩ Nội được chia làm 4 độ:

Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.

Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.

Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.

Trĩ Ngoại

Đặc điểm của trĩ ngoại


- Xuất phát bên dưới đường lược

- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng

- Có thần kinh cảm giác

- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa

Trĩ Ngoại được chia làm 4 thời kỳ:

- Trĩ lòi ra ngoài.

- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.

- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.


Nguồn: benhtrihcm.com

Tìm hiểu về bệnh trĩ



1-Bệnh trĩ là gì?

Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.
Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.

2-Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh?

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
-Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
-Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. 
-Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa. 

3-Lầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác?

Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc. Búi trĩ sa ra ngoài thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều trị khác nhau.

4-Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây bệnh trĩ?

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
-Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
-Hội chứng lỵ: Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
-Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
-Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v…v… 
-U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.

5- Điều trị

Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. 

- Điều chỉnh thói quen ăn uống: 

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
Uống nước đầy đủ.
Ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

-Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …
Điều trị nội khoa:

- Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.


Thuốc chữa bệnh trĩ tham khảo: www.batbenh.com/2012/12/benh-tri-chua-benh-tri-dieu-tri-benh-tri.html

Bệnh trĩ có nguy hiểm không ?



Bệnh Trĩ là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Bệnh phát triển từ từ nên thường bị bệnh nhân bỏ qua, đến khi thấy cần phải chữa trị thì bệnh đã nặng rồi.

Đối tượng nào thường hay bị trĩ?

Chưa có câu trả lời chính xác nhưng có một số đối tượng chủ yếu mà nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều kết luận:

Những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động: nhân viên văn phòng, bán hàng, lái xe, thợ may,...

Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón kinh niên: khi đi tiêu phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn khiến các búi trĩ to dần và sa ra ngoài. Phân cứng do táo bón cọ sát gây đau rát chảy máu.
Những bệnh nhân bị kiết lỵ: Cũng do phải đi cầu nhiều lần trong ngày làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và làm tăng thể tích của búi trĩ.

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú càng dễ bị trĩ và táo bón, vì ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ như thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động,.... Phụ nữ mang thai và cho con bú còn phải chịu thêm những nguyên do khác, mà nhiều khi là “bất khả kháng”: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Táo bón trong lúc mang thai là bệnh thường gặp, do phải bổ sung canxi và sắt, cũng như thường ít vận động hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

Phụ nữ cho con bú: thường mắc bệnh trĩ do hậu quả của quá trình mang thai để lại, đồng thời trong thời gian cho con bú, thường có thói quen kiêng khem trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

Ngoài ra trĩ còn xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh khác như: Hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, các bệnh mãn tính như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ...

Bệnh trĩ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Đi tiêu ra máu, búi trĩ bị tắc gây đau, đi tiêu khó khăn... đã hành hạ họ và làm cho bệnh nhân suốt ngày ở trong một tình trạng tinh thần rất không thoải mái. Hơn thế nữa, những bệnh nhân bị bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất trễ vì đây là một bệnh của vùng kín, nên bệnh nhân thường rất ái ngại đi khám bệnh, nhất là đối với phụ nữ.

Biểu hiện của trĩ

Bệnh trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua hai triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩ.

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy sau khi đi cầu hoặc nhìn thấy vài tia máu nhỏ dính vào phân. Về sau mỗi khi đi cầu thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều hay ngồi xổm thì máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

Sa búi trĩ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Ngoài hai triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như viêm nhiễm, tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe...

Một số cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bao giờ cũng vậy việc phòng bệnh luôn luôn quan trọng và hiệu quả hơn là có bệnh rồi mới chữa. Vì vậy quý vị có thể thực hiện một số lời khuyên sau đây để hình thành cho mình một thói quen tốt trong cuộc sống, giúp quý vị phòng tránh và điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả.

Đi bộ thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc trĩ

Các lời khuyên sau sẽ giúp quý vị ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

1. – Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

2. – Điều chỉnh thói quen ăn uống:

+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà.

+ Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như ớt, tiêu.

+ Uống nước đầy đủ.

+ Ăn nhiều chất xơ: rau, củ, quả, ngũ cốc (đặc biệt là khoai lang luộc rất tốt cho ngư bệnh trĩ).
Mot so cach phong ngua benh tri 3

3. – Vận động thể lực:

Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

4. – Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

Nói chung, để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả chúng ta cần điều chỉnh các thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý sao cho cung cấp đủ chất xơ, cơ thể mát mẻ, tránh để nóng trong, táo bón.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ



Gần đây, tôi đi ngoài rất khó, ở phần hậu môn bị phồng, ngứa, rát, ngồi xuống thấy đau, có khi bị chảy máu khi rặn. Có phải tôi bị bệnh trĩ? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi nguyên nhân bị bệnh trĩ? (Vương Mạnh Thủy - Hải Phòng).

B/s trả lời:

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội. Nguyên nhân gây bệnh có thể do các đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng giãn lớn quá mức nên sinh ra trĩ. Cũng có thể do bạn bị táo bón thường xuyên, tiêu chảy thường xuyên, hay bị stress cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Biểu hiện của bệnh là cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nặng nếu thường xuyên bị táo bón. Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến công xuất làm việc và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ cả y học cổ truyền và y học hiện đại rất hữu hiệu.

Trường hợp của bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có một chế độ sinh hoạt điều độ, tránh làm việc nặng, tránh ngồi nhiều, kiêng dùng rượu bia và các chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
(Theo BS Nguyễn Hải - Sức khỏe & Đời sống)