Nguyên
nhân gây nên bệnh sỏi mật là gì?
Nguyên nhân
sỏi cholesterol là do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao,
nhiều chất béo động vật, do phụ nữ sinh đẻ nhiều, biến chứng
từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng,...
Các yếu tố thuận lợi tạo sỏi cholesterol là: Chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterrol;
do dùng thuốc estrogen, thuốc clofibrate; ở các bệnh nhân: xơ gan, cắt dạ dày,
dùng thuốc octretide kéo dài, nuôi dưỡng lâu dài bằng đường tĩnh mạch, béo phì;
dư thừa hoocmon nữ (Ơstrogen); sử dụng thuốc giảm cholesterol thường xuyên; bệnh
tiểu đường; giảm cân quá nhanh; nhịn đói triền miên; nhiễm ký sinh trùng đường
ruột…
Nguyên nhân sỏi sắc tố mật là do tuổi tác, ăn thiếu chất
béo và protein, ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc nhiễm ký
sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu
máu hồng cầu liềm… Các yếu tố thuận lợi cho hình thành sỏi sắc tố mật là nhiễm
khuẩn đường mật, xơ
gan, nhiễm trùng, ký sinh
trùng (giun, sán…), đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân bị giun chui ống mật gây nhiễm
khuẩn đường gan mật...
Sốt: khi bị
nhiễm trùng đường mật, có thể sốt cao đột ngột kèm rét run, nhưng cũng có khi
chỉ sốt nhẹ 37,5 độ – 38 độ C, có khi sốt kéo dài. Nếu không có nhiễm trùng thì
không sốt.
Đau: Trường
hợp điển hình, người bệnh có cơn đau bụng gan, cụ thể: đau đột ngột, dữ dội
vùng hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc ra sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn,
không dám thở mạnh, kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Có khi đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng
ở hạ sườn phải, đôi khi đau ở vùng thượng vị, lan lên ngực. Các cơn đau thường
xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn hoặc bữa ăn nhiều mỡ.
Rối loạn tiêu hóa: Chậm tiêu, bụng đầy trướng, sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu
chảy.
Vàng da:
Da và niêm mạc mắt vàng do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc
trong gan, tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Nếu chỉ có sỏi túi
mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Thuốc trị sỏi mật hiệu quả:
Điều trị bằng Tây y
Trong điều trị sỏi mật,Tây y thường sử dụng thuốc trị sỏi mật bằng những phương án là cho thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu
thuật khi có biến chứng.
Với sỏi trong gan và ống mật chủ: có thể lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ
oddi, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật. Cũng có thể tán sỏi ngoài cơ
thể bằng sóng hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.
Với sỏi túi mật: người ta dùng thuốc làm tan sỏi, áp dụng đối với
sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5 mm, thời gian dùng kéo dài
6 – 24 tháng. Ngày nay các bệnh viện hay tán sỏi bằng bằng sóng hoặc làm tan
sỏi trực tiếp bằng hóa chất. Cũng có thể cắt túi mật qua đường nội soi, là
phương pháp được dùng phổ biến hiện nay vì hồi phục sức khỏe nhanh và rút ngắn
thời gian nằm viện. Cũng có thể cắt túi mật bằng "mổ phanh".
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nêu trên chỉ là chữa “phần ngọn”, không
giải quyết được tận gốc nên tỉ lệ sỏi tái phát rất cao và chi phí cho điều trị
khá tốn kém, nhất là đối với những bệnh nhân nghèo.
Điều trị bằng Đông y
Sỏi mật Y học cổ truyền gọi là chứng Thạch đởm. Đông y cho rằng Thạch đởm là do
can uất khí trệ, ăn uống không điều độ hoặc do ngoại cảm thấp nhiệt mà thành
bệnh. Theo chúng tôi, có thể lý giải nguyên nhân sinh bệnh, cơ chế phát sinh và
cách gọi của Đông y khác Tây y, nhưng để chẩn đoán xác định cần dựa vào các
phương tiện của y học hiện đại như đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, về điều
trị, dùng Đông y sẽ có kết quả rất tốt vì vừa không phải phẫu thuật, thuốc đơn
giản, dễ uống, vừa có hiệu quả cao, đặc biệt chữa được tận gốc nên không sợ tái
phát.
Bài thuốc gồm có 12 vị như sau:
- Quả sung tươi
50g (nếu khô 30g)
- Nhân trần
10g
- Hoa Actisô
10g
- Lá Vọng cách
10g
- Diệp hạ châu
8g
- Râu ngô
8g
- Kê nội
kim (màng mề gà) 10g
- Nghệ vàng
12g
- Bạch truật
12g
- Đảng sâm
20g
- Thổ phục linh
10g
- Cam thảo
8g
Tất cả làm thành 1 thang. Sắc 1 thang với 5 bát nước, thêm vào 5 lát gừng tươi,
đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần,
cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên tục 25 – 30 thang, sau đó
kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một tháng lại uống thêm
5 thang để củng cố kết quả.
Bài thuốc trên có 3 tác dụng chính là làm tan sỏi (chủ yếu là
Quả sung, Kê nội kim và Nghệ vàng), lợi mật, tống sỏi ra ngoài (chủ yếu là
Râu ngô, Nhân trần, Diệp hạ châu, Vọng cách và Ý dĩ), bổ can, kiện tỳ để nâng
chức năng gan giúp không hình thành sỏi mới (chủ yếu là Nhân trần, Actisô, Bạch
truật...).