Năm 1977, thông tin kỳ thi đại học tiếp
tục được tổ chức lại, khiến tôi vô cùng phấn chấn.
Nhưng lúc ấy, mỗi ngày chúng tôi phải làm
việc mười hai tiếng đồng hồ, chính vì thế tôi chỉ có thể ôn thi trong thời gian
ngoài mười hai tiếng này. Có lần, tôi và một số đồng nghiệp được cử đi học ở
nơi khác những tác dụng của vitamin e tại đây. Chúng tôi trọ trong quán trọ, rất đông người ở trong một phòng, tôi
không thể học bài. Vậy là, tối đến tôi đi ngủ sớm, nhờ nhân viên phục vụ gọi
tôi dậy vào lúc ba giờ sáng hôm sau. Học cách
Lúc ấy đang giữa đông, ngoài hành lang
rét căm căm, mình tôi ngồi đọc sách dưới ánh đèn lờ mờ, cô phục vụ tốt bụng phá
lệ cho tôi vào phòng trực ban ngồi học. Học đến sáu giờ sáng, tôi lại cùng đồng
nghiệp ra xe để đi làm.
Những ngày như thế kéo dài đúng ba tháng.
Sau khi trở lại xưởng may, lãnh đạo sắp xếp cho tôi làm nhân viên kiểm
tra chất lượng, đây là vị trí được mọi người rất ngưỡng mộ. Trong lúc mọi người
làm lót giày, đan áo len, buôn chuyện thì tôi vùi đầu đọc sách; học tiếng Anh
theo đài phát thanh. Tối đến, tôi lên trường huyện học bổ túc văn hóa, đường
lên huyện buộc phải đi qua một nghĩa địa. Mỗi lần đi qua đây, trong đầu tôi lại
liên tưởng đến hình ảnh con ma mặt xanh nanh dài được nghe hồi nhỏ. Tôi bấm
móng tay lên cổ tay mình và nhủ thầm: “Điều đáng sợ nhất trong cuộc đời là cái
chết. Mình không sợ chết thì có việc gì đáng sợ nữa đâu”.
Sau đó, tôi lại đổi ca cho bạn bè, chỉ làm ca đêm, tám giờ sáng tan ca,
tôi lại đến trường học bổ túc. Tôi đọc sách trong thư viện của trường, buổi
trưa thư viện đóng cửa, tôi liền năn nỉ các cô nhân viên khóa trái tôi trong
phòng. Đói thì ăn tạm cái màn thầu cứng ngắc, mệt thì ngả lưng xuống ghế chợp
mắt một lát, tỉnh giấc lại học tiếp. Lúc ấy, vì việc học mà tôi hiếm khi được
ăn bữa cơm nóng hay được ngủ trọn được mấy tiếng đồng hồ, nói gì đến chuyện
giải trí và trang điểm.
Nhiều người thắc mắc khi thấy tôi vất vả ôn thi đại học, họ cho rằng
một cô gái có một công việc tốt như tôi, sao phải tự làm khổ mình như vậy! Còn có người nói với tôi rằng: “Chị hiểu,
thi đỗ đại học, sau này tốt nghiệp đi làm, lương sẽ cao hơn nhiều so với làm
công nhân”. Nghe những lời ấy, tôi không biết phải trả lời thế nào.
Hồi ấy, lương tháng của một người tốt nghiệp đại học khoảng hơn năm
mươi tệ, nhưng với tôi, thi đại học không liên quan đến tiền. Điều tôi muốn thực
hiện là giá trị cá nhân, một giá trị lớn hơn của một cá nhân đối với xã hội.
Cuối cùng, tôi đã thi đỗ khoa tiếng Anh của trường Đại học Sư phạm Khúc Phủ
một trường đại học ở quê hương của Khổng
Tử. Từ nhỏ
tôi đã mơ ước trở thành một dịch giả. Sau khi vào đại học, tôi học rất chăm
chỉ, tranh thủ từng giây từng phút để “hấp thu nguồn dinh dưỡng kiến thức”.
Tiếng Anh đã mở cho tôi một cánh cửa mới mẻ nhìn ra thế giới. Những
tháng ngày sau, môn ngoại ngữ này đã cho tôi cơ hội bước vào những ngã rẽ quan
trọng trong cuộc sống và sự nghiệp của tôi. Và con trai tôi, cũng đã được hưởng
rất nhiều lợi ích từ môn ngoại ngữ này.
Từ trước đến nay, tôi đã được nhận rất nhiều niềm vinh dự. Tuy nhiên,
tất cả những niềm vinh dự này không phải dựa vào sự khéo léo, luồn cúi, mà dựa
vào chữ tín và mồ hôi, dựa vào chính bản thân để giành được sự khẳng định của
xã hội, có vậy trái tim mới yên bình, vui vẻ với những thu hoạch đó.
Tôi tin rằng mỗi trải nghiệm đều có ý nghĩa tồn tại của nó. Trải nghiệm
có ích càng phong phú, thì những tố chất có ích sẽ càng dày dạn hơn.
Xem cách làm chanh muối tại: http://nuoiconphaibiet.com/cach-lam-chanh-muoi-ngon-dung-chuan-khong-bi-dang-2/
Xem cách làm chanh muối tại: http://nuoiconphaibiet.com/cach-lam-chanh-muoi-ngon-dung-chuan-khong-bi-dang-2/