Lần này sẽ là một món hoàn toàn "tươi mát" nhé ;) Vì đó là thạch mà :)
Nhớ đâu hồi lớp 6 gì đó, khi học môn Sinh cô giáo có nói đến một thứ "rau" gọi là rau câu. Cô nói loại "lá" này chỉ cần cho vào nồi đun sôi lên cùng với nước lã, sau đó để nguội là sẽ được cả một nồi thạch "cứng đơ". Mình nghe cứ như chuyện thần kì, nghĩ làm sao có thể "kì diệu" đến vậy được. Ở VN, thạch đen là thứ bán rất sẵn trong các khu chợ ở HN. Thạch hình như được đổ vào cái xô rồi khi đông cứng lại thì úp ngược ra một cái mâm, và cứ thế được đem ra chợ bán. (tại nhìn cả tảng thạch to mình thấy nó giống lòng cái xô đựng nước). Những ngày nắng nóng, chỉ cần mua 500, 1000 đồng (thời chưa tăng giá :P) tiền thạch là đủ pha được mấy cốc nước thạch đường ngon lành mát lạnh rồi.
Đối với các món chè dân dã thì thạch luôn là thành phần không thể thiếu, không chỉ là màu sắc đen bóng làm cốc chè thêm hấp dẫn mà cả cái cảm giác sần sật khi cắn miếng thạch trên đầu lưỡi. Thế mà cho đến giờ mình mới thử làm thạch. Đúng là không có gì đơn giản hơn thế. Lá dứa sau khi xay ra (thơm nức cả cối xay sinh tố) thì lọc lấy nước loại xơ (sau đó thì cái khăn tay bị xanh lè :P). Rồi hòa nước lá dứa với nước pha bột agar đã đun sôi, đổ khuôn, chờ nguội, thế là đã được một lớp thạch màu xanh lá nõn nà. Tiếp tục dùng nước cốt dừa hòa cùng với nước agar rồi đổ tiếp lớp nữa vào khuôn. Mà công nhận là lá dứa đi với cốt dừa sao mà hợp thế. Mùi thơm ngất của lá dứa, mùi vị ngọt béo của nước cốt dừa..
Tất nhiên là một chút đường sẽ được hòa vào để thạch không bị nhạt nhẽo. Để thạch trong tủ lạnh cho thật lạnh, xắt từng miếng ăn, cảm giác như tất cả ruột gan đều được "tắm" mát lạnh vậy.
Tất nhiên là một chút đường sẽ được hòa vào để thạch không bị nhạt nhẽo. Để thạch trong tủ lạnh cho thật lạnh, xắt từng miếng ăn, cảm giác như tất cả ruột gan đều được "tắm" mát lạnh vậy.
Theo: sinhcon.com